Marketing

5C là gì? Ứng dụng mô hình 5C trong Marketing và Kinh doanh

5C là 5 yếu tố tạo thành một vấn đề hay sự việc nào đó mang tính chất có ích cho công việc và các nghiệp vụ khác.

Mô hình 5C trong Marketing

Thông điệp truyền thông, PR, Marketing là phương tiện chuyển tải chiến lược định vị của một thương hiệu đến với nhận thức của người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng chiếm lĩnh trái tim và tâm trí của khách hàng.

Credibility – Uy tín của nguồn phát thông điệp

5C là gì? 5C trong marketing đầu tiên cần kể đến uy tín của nguồn phát – credibility. Thông điệp truyền thông, Marketing của doanh nghiệp, hiểu đơn giản, doanh nghiệp có thể nói những gì mình nghĩ đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, thông điệp đó có đáng tin và nên chấp nhận hay không là quyền của khách hàng. Một trong những sức mạnh to lớn đem lại giá trị cho thông điệp là được phát ra từ những nguồn uy tín, như chuyên gia tâm lý, chuyên gia sức khỏe, nghệ sĩ gạo cội…

Context – Phạm vi phân phối thông điệp

Mỗi sản phẩm đều có một khách hàng mục tiêu riêng, cho nên thông điệp phát ra cần được chuyển đến đúng đối tượng để đảm bảo đúng mục đích mà hoạt động PR theo đuổi. Cần phải lựa chọn phương tiện truyền thông thích hợp trong đó bao gồm cả việc xác định phạm vi truyền tải phù hợp với sản phẩm.

Channel – Lựa chọn kênh truyền thông

Cần phải biết đối tượng tiếp nhận thông điệp sẽ sử dụng kênh PR nào để lựa chọn kênh tiếp cận phù hợp. Sự phù hợp giữa đối tượng và kênh truyền thông là một yếu tố quan trọng thúc đẩy thông điệp được truyền tải tốt hơn.

Content – Nội dung thông điệp

Nội dung thông điệp truyền thông cần phải thu hút được sự chú ý của khách hàng, cho khách hàng biết bạn có thể giải quyết được vấn đề của họ như thế nào, vì sao họ nên tin bạn, và vì sao họ nên chọn bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh.

Cách thể hiện thông điệp cần đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng và có ý nghĩa đối với người nhận. Nội dung thông điệp cần rõ ràng, tránh gây nhầm lẫn. Nên cẩn thận với bất cứ thông điệp nào mà bạn truyền tải đến công chúng.

Capability – Khả năng tiếp nhận và hiểu thông điệp của người nhận

Có thể nói việc “hiểu khách hàng” là yếu tố then chốt cho xây dựng thông điệp. Như vậy chúng ta mới có thể đưa ra một nội dung đánh đúng tâm lí của họ, lựa chọn kênh và phạm vi truyền thông một cách phù hợp cũng như cần xem xét khả năng tiếp nhận thông điệp của người tiêu dùng ở mức độ thế nào.

Mô hình 5C trong kinh doanh

Climate – Môi trường kinh doanh

Climate hay còn gọi là môi trường kinh doanh chính là nhân tố đầu tiên cần nhắc đến ở khái niệm 5C là gì. Môi trường kinh doanh là yếu tố quan trọng, chủ chốt nhằm phát triển kinh doanh các mặt hàng ở ngành nghề khác nhau. Đàm phán và công nghệ là những yếu tố chính chủ yếu.

Đàm phán giúp các đối tác hợp tác cùng phát triển, còn công nghệ thông tin đang phát triển chóng mặt, áp dụng công nghệ vào kinh doanh sẽ mang lại rất nhiều cơ hội vàng cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, nhưng cũng có thể dìm bạn xuống bất cứ lúc nào.

Customers – Khách hàng

Một trong những điều cốt lõi của kinh doanh là thấu hiểu khách hàng mục tiêu vào thời điểm hiện tại và xu hướng chuyển dịch của họ ở tương lai. Chúng ta cần xác định rõ khách hàng mục tiêu nằm ở phân khúc thị trường nào (phân khúc xa xỉ hay tầm trung, hay phân khúc thị trường đại chúng). Có 4 cách tiếp cận để thấu hiểu khách hàng:

  • Theo nhân chủng học: độ tuổi, thu nhập, trình độ nhận thức, giới tính…
  • Theo khu vực địa lý: họ ở đâu? tỉnh thành, quận huyện nào?
  • Theo thói quen tiêu dùng: khách hàng hay mua hàng ở đâu? Tìm hiểu thông tin qua kênh nào? Mua hàng nhiều hay ít trong một lần, trị giá hoá đơn mua hàng trên mỗi lần là bao nhiêu? Có bị các chiến dịch giảm giá làm ảnh hưởng không? Giá trị thực sự họ tìm kiếm là gì?
  • Theo tâm lý: Họ là con người có tính cách và đặc điểm như thế nào? Là người nguyên tắc, bảo thủ hay hướng ngoại, thích hoạt động xã hội hay là người đam mê của cải, yêu thích sự thành công về tài chính?

Collaborators – Đối tác

Đối tác có thể là đại lý, nhà phân phối, nhà cung cấp cho công việc kinh doanh của bạn. Chúng ta cần xác định đối tác kinh doanh của mình là ai, nắm rõ khả năng, năng lực thực thi và các vấn đề của đối tác để dự đoán những rủi ro hay cơ hội cho thương hiệu của chúng ta.

Competitors – Đối thủ cạnh tranh

Hiểu về đối thủ cạnh tranh cũng quan trọng như hiểu về khách hàng của bạn. Việc luôn bám sát, theo dõi từng hoạt động của đối thủ cạnh tranh hiện tại, thu thập thông tin để lường trước về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong tương lai sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn về tổng quan thị trường cung cấp hàng hóa.

Cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp với thương hiệu của bạn, từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu, định vị và thị phần của từng đối thủ để tìm kiếm cơ hội phát triển sản phẩm và thương hiệu cho bạn.

Company – Công ty

Việc thấu hiểu về công ty (hay dự án đối với các bạn mới khởi nghiệp) là yếu tố nội sinh quan trọng nhất để có thể xây dựng chiến lược cho phù hợp, giúp bạn tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình so sánh với đối thủ cạnh tranh, từ đó tìm kiếm các chiến lược cạnh tranh, hoặc phòng thủ để bảo vệ thương hiệu.

Cần nắm rõ tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi công việc của mình cũng như chiến lược, năng lực, sản phẩm, công nghệ, văn hóa hay các mục tiêu.

Qua việc việc tìm hiểu 5C là gì, phân tích và hiểu rõ bối cảnh kinh doanh thông qua mô hình 5C, chúng ta có thể tìm kiếm các ý tưởng, xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty/ dự án mà tại đó điểm mạnh được phát huy để trở thành ưu thế, điểm yếu được dần khắc phục để tận dụng thời cơ đang hiện hữu trên thị trường và cuối cùng là hạn chế các rủi ro có thể trong quá trình triển khai.

> Xem thêm tại đây.

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh

Le Oanh

Recent Posts

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

14 giờ ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

14 giờ ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

14 giờ ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

1 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

1 ngày ago

Đi học mà chẳng hiểu giảng gì cả: hóa ra không phải lỗi của não, mà là lỗi của… não kia

Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…

1 ngày ago