Bệnh lupus ban đỏ nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch, xương khớp, da và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Việc chăm sóc không đúng cách sẽ để lại những di chứng không thể ngờ đến, Cùng Vietclass tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân lupus ban đỏ qua bài viêt sau đây ngay nhé!
Mục Lục
Lupus ban đỏ là căn bệnh gây ra bởi tình trạng rối loạn trong hoạt động của hệ miễn dịch. Lúc này thay vì chỉ tấn công các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch lại sản xuất ra nhiều kháng thể tiêu diệt chính các mô khỏe mạnh trong cơ thể và dẫn đến viêm.
Khi bị bệnh, da chính là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Có khoảng 3/4 trong tổng số bệnh nhân xuất hiện các nốt hồng ban dạng cánh bướm trên da, đặc biệt là ở các vùng da hở như mặt, cổ. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể cùng lúc như tim, phổi, khớp, máu, thần kinh.
Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh lupus ban đỏ, tuy nhiên bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Trong đó có khoảng 15% trường hợp bắt đầu bị bệnh trước năm 18 tuổi. Việc chăm sóc đúng cách có thể giúp cải thiện các triệu chứng góp phần giảm thiểu tần suất tái phát bệnh.
Hiện tại vẫn không rõ lý do chính xác của bất thường về miễn dịch trong lupus ban đỏ. Tuy nhiên, có một số giả thiết tạm chấp nhận về nguyên nhân lupus ban đỏ hệ thống là hệ quả của sự tương tác qua lại của nhiều yếu tố.
Trong đó, có một số yếu tố có vai trò nổi bật hơn hẳn như
Người có tiền sử gia đình anh chị em ruột bị mắc lupus ban đỏ hệ thống thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường
Các nghiên cứu cho thấy bệnh lupus ban đỏ hệ thống có mối liên hệ về mặt di truyền học. Bệnh di truyền theo gia đình, nhưng không có một gen riêng lẻ nào được xác định là nguyên nhân gây bệnh. Nhiều gen có thể có ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh khi có những yếu tố môi trường kích hoạt.
Bao gồm: các loại thuốc (như một số thuốc chống trầm cảm và kháng sinh), trầm cảm nặng, phơi nắng, hoóc môn, và viêm nhiễm.
Hoóc môn sinh dục (như estrogen) có vai trò quan trọng trong sự hình thành bệnh, và thực tế cho thấy trong thời kỳ sinh sản ở người, tần số mắc bệnh này ở nữ giới cao gấp 10 lần ở nam giới
Lupus do thuốc là tình trạng phản ứng thuốc ở những người đang điều trị các bệnh mạn tính. Lupus do thuốc gây ra có triệu chứng tương tự như Lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, các triệu chứng của lupus do thuốc gây ra thường biến mất khi dừng sử dụng loại thuốc gây ra lupus. Có khoảng 400 loại thuốc có thể gây ra tình trạng này, những loại phổ biến nhất là procainamide, hydralazine, quinidine, và phenytoin.
Bệnh lupus ban đỏ diễn biến phức tạp, tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và gây tổn thương gần như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như thận, hệ tạo máu, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp,… Trong trường hợp nặng, bệnh có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Các triệu chứng của lupus ban đỏ bao gồm:
Ban hình cánh bướm kéo dài trên má và mũi là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh lupus.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn tia cực tím khác có thể làm trầm trọng ban hình cánh bướm của bệnh nhân. Bệnh cũng có thể gây loét các phần khác của cơ thể, thường là ở vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dẫn tới đau khớp và mệt mỏi. Bệnh nhân có làn da trắng dễ bị ảnh hưởng nhất.
Phát ban dạng đĩa là triệu chứng khá điển hình trong bệnh lupus, các mảng da đỏ hình đĩa xuất hiện và lan dần, thường phát triển trên mặt, da đầu và cổ. Chúng thường để lại sẹo.
Loét miệng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lupus. Đặc trưng của loét miệng do lupus là thường không đau. Và thay vì hình thành ở hai bên miệng hoặc nướu, những vết loét này thường tập trung ở vòm miệng.
Khớp đỏ, nóng, mềm và sưng lên có thể là dấu hiệu của bệnh lupus.
Viêm màng ngoài tim hoặc viêm màng phổi có thể là một dấu hiệu của lupus. Bệnh có thể gây đau ngực đột ngột, khó thở.
Lupus có thể gây ra nhiều vấn đề ở não và hệ thần kinh, gồm các triệu chứng không đặc hiệu như lo âu, đau đầu, rối loạn thị lực. Tuy nhiên, có hai triệu chứng cụ thể là co giật, loạn thần bao gồm ảo tưởng và ảo giác, sa sút trí tuệ, rối loạn lo âu
Lupus gây thiếu máu tán huyết dẫn đến tình trạng thiếu máu. Người bệnh có thể có dấu hiệu da niêm xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lupus ban đỏ bao gồm:
Người bị lupus ban đỏ cần được chăm sóc toàn diện từ làn da cho tới sức khỏe tổng thể để nhanh chóng đẩy lùi được bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho người bệnh.
Bệnh lupus ban đỏ gây ra nhiều tổn thương là những nốt hồng ban trên da. Chúng xuất hiện chủ yếu ở các vùng da hở như trên mặt, cổ, ngực hay bàn tay. Nếu không được chăm sóc đúng cách, các tổn thương trên da không những lâu bình phục mà còn trở nên trầm trọng hơn. Liên quan đến vấn đề này, bệnh nhân cần chú ý:
Làn da của người bị lupus ban đỏ rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tia cực tím có trong ánh nắng sẽ khiến cho các sợi collagen trong da bị đứt gãy, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bình phục của tổn thương và khiến làn do có nguy cơ để lại sẹo thâm.
Chính vì vậy, việc bảo vệ da khi ra ngoài nắng chính là một bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc bệnh nhân bị lupus ban đỏ. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tia cực tím tới làn da, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau:
Tia cực tím có khả năng đâm xuyên qua những lớp vải mỏng sáng màu và ngay cả lớp cửa kính của cửa sổ, ô tô. Vì vậy, khi ra ngoài trời, bạn nên mặc quần áo dài tay có chất liệu tối để bảo vệ da tối ưu.
Hiện nay, trên thị trường cũng bày bán rất nhiều quần áo hay váy được dệt từ sợi tổng hợp giúp chống lại tia cực tím. Người bệnh có thể tìm mua về mặc khi cần thiết.
Nếu chỉ mặc quần áo dài tay thì không thể bảo vệ da hoàn toàn trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Do đó, người bệnh cần kết hợp sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài đường. Khi mua kem chống nắng, cần ưu tiên lựa chọn các sản phẩm đáp ứng được những tiêu chí như:
+ Chỉ số SPF ít nhất là 30
+ Có thể cản được tia UVA lẫn UVB
+ Kem có chứa các thành phần có khả năng cản quang. Chẳng hạn như kẽm oxide hay titanium dioxide
+ Chất kem mỏng, nhẹ, có khả năng thẩm thấu nhanh, không gây bết dính trên da
Khi sử dụng kem chống nắng cũng cần lưu ý:
+ Trong lần đầu sử dụng, thoa một ít kem ra cổ tay, chờ xem da có biểu hiện bị dị ứng không trước khi thoa trên diện rộng.
+ Trung bình, các sản phẩm kem chống nắng đều cần khoảng 30 phút để phát huy được hiệu quả tối ưu. Vì vậy, hãy chú ý canh thời gian để thoa kem trước khi ra ngoài 30 phút.
+ Mồ hôi và quá trình cọ sát khi vận động có thể làm trôi kem chống nắng. Hãy thoa lại kem sau khoảng 1,5 – 2 tiếng, đặc biệt là khi bạn vận động ngoài trời nhiều hoặc đi biển, đi bơi.
Người bị lupus ban đỏ được khuyên ở trong nghỉ ngơi nhiều hơn để da nhanh lành. Cân nhắc ra ngoài chỉ khi thật sự cần thiết, đặc biệt là trong những giờ cao điểm khi ánh nắng mặt trời có cường độ tia UV mạnh nhất là 10 giờ sáng đến 16 gờ chiều hàng ngày.
Nếu bắt buộc phải ra ngoài, đừng quên thoa kem chống nắng, mặc quần áo dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da.
Ngoài ánh sáng mặt trời thì tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo cũng không tốt cho làn da khi bị lupus ban đỏ. Bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với ánh sáng ra từ máy tính, máy photocopy hay các thiết bị điện tử khác nếu không muốn các triệu chứng bệnh ngày càng trở nặng.
Khi bị lupus ban đỏ, bạn vẫn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng da, xịt khoáng hay sữa rửa mặt. Tuy nhiên cần ưu tiên dùng các sản phẩm dịu nhẹ được sản xuất từ các thành phần thiên nhiên và phù hợp với da để tổn thương không bị kích ứng nặng hơn.
Bước chăm sóc bệnh nhân lupus ban đỏ này cũng quan trọng không kém. Da được làm sạch sẽ giúp bớt ngứa và hạn chế được nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn.
Bạn nên tắm rửa, thay quần áo 1 – 2 lần mỗi ngày. Sử dụng nước ấm, nước lạnh hoặc sữa tắm không chứa chất tẩy để làm sạch da. Sau khi tắm xong, chú ý lau khô người bằng khăn mềm rồi mới được mặc quần áo vào. Tuyệt đối không mặc trang phục trong tình trạng cơ thể còn ẩm ướt.
Người bị lupus ban đỏ cần được chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể và nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật. Vậy trong ăn uống hàng ngày, người bệnh nên kiêng gì và ăn gì tốt?
Thành phần curcumin trong nghệ có thể giúp kháng viêm, giảm protein niệu và ổn định huyết áp tâm thu ở những bệnh nhân đang gặp vấn đề về thận do lupus ban đỏ.
Đây cũng là một loại gia vị có đặc tính kháng viêm, giảm đau rất tốt cho người bị lupus có biểu hiện viêm khớp. Gừng được tiêu thụ theo nhiều cách khác nhau như làm nước chấm, ướp vào thịt cá hoặc phơi khô hãm trà uống.
Thực phẩm chứa axit béo omega 3
Omega 3 được tìm thấy trong một số loại hạt ( óc chó, hướng dương, hạt lanh, đậu nành ) hay các loại cá béo ( cá ngừ, cá trích, cá cơm, cá thu…).
Sữa chua và các thức uống lên men tự nhiên giúp cung cấp lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột, cải thiện hệ miễn dịch.
Thiếu hụt vitamin D có thể là suy yếu hệ miễn dịch và là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh lupus ban đỏ phát triển.
Các thực phẩm dồi dào vitamin D nhất bao gồm: Các sản phẩm từ đậu nành, lòng đỏ trứng, sữa, ngũ cốc…
Giấm táo có tác dụng kích thích tiêu hóa, thải độc cho cơ thể và làm tăng khả năng sản xuất axit chlohydric – một chất hầu hết người mắc lupus ban đỏ đều bị thiếu hụt.
Các loại dầu thực vật giúp bổ sung chất béo lành mạnh cho cơ thể. Đặc biệt là dầu dừa và dầu oliu còn có tác dụng kháng viêm, làm giảm cholesterol trong máu.
Rau củ quả tươi là nguồn cung cấp chất xơ, các vitamin và khoáng tố dồi dào. Chúng giúp nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bị lupus ban đỏ.
Sử dụng nhóm thực phẩm này giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, thải độc cho cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ bị biến chứng về tim mạch.
Khi chăm sóc bệnh nhân lupus ban đỏ, người nhà cũng cần chú ý nhắc nhở người bệnh uống nước thường xuyên để tăng khả năng thải độc và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Qua đó góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.
Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lupus ban đỏ và giảm tần suất tái phát bệnh. Trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân hãy chú ý một số điểm quan trọng sau:
Trên đây là cách chăm sóc bệnh nhân lupus ban đỏ trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng như trong việc bảo vệ làn da. Để bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi, người bệnh cũng cần chú ý giữ vững tinh thần lạc quan và tích cực dùng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là một số thông tin mà Vietclass đã tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !
Tổng hợp và chỉnh sửa: Quang Nhật
Tham khảo nguồn: vinmec.com, thuocdantoc.org
Mình vẫn nhớ như in cái buổi sáng hôm đó. Hơn hai mươi năm sống…
Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…
Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…
Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…
Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…
Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…