Kiến thức

Bạn đã biết tác dụng thần kỳ của hoa đậu biếc với sức khỏe ?

Trà đậu biếc là nguyên liệu phổ biến, thường được các chị em sử dụng như một chất tạo màu tự nhiên cho các món ăn. Nhưng tác dụng của trà đậu biếc đối với sức khỏe cũng là một lý do bạn nên sử dụng nó nhiều hơn. Cùng Vietclass tìm hiểu  những tác dụng của hoa đậu biết với sức khỏe của con người qua bài viết sau ngay nhé!

Hoa đậu biếc là gì?

Đậu biếc- hay còn gọi là Bông biếc, Đậu hoa tím,… là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa.

Hoa có màu xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu trắng, nhưng phổ biến nhất là màu xanh tím.

Nhiều người thích thú khi thưởng thức món thức uống lạ mang nhiều màu sắc: xanh biếc, tim tím, hồng hồng… ở các quán trà sữa. Đó là trà làm từ hoa Đậu biếc, không chỉ đẹp mắt mà còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Hoa đậu biếc xuất sứ từ đâu?

Trà hoa Đậu biếc có nguồn gốc từ Thái Lan, sau đó sang Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và một số nước vùng Đông Nam Á.

Trong những công trình nghiên cứu khoa học, người ta đã phân tích được từ hoa Đậu biếc nhiều hợp chất hóa học hữu cơ, đáng chú ý là 2 hoạt chất: anthocyanin (một loại flavonoid) tạo nên màu xanh rực rỡ của hoa và cliotide.

Hoa có màu xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu trắng, nhưng phổ biến nhất là màu xanh tím.

Trà Đậu biếc (dùng tươi, sấy khô hay tán thành bột) khi ngâm trong nước khoảng 5 phút sẽ được một loại nước có màu xanh biếc, không mùi vị.

Tác dụng hoa đậu biếc

Tăng cường sức khỏe não bộ

Sức khỏe của não phụ thuộc vào mức độ dẫn truyền của các tế bào thần kinh. Trà đậu biếc chứa Acetylcholine, và việc tiêu thụ nó giúp tăng mức Acetylcholine trong não. Acetylcholine giảm theo sự tiến triển của tuổi tác, gây mất trí nhớ và các vấn đề khác. Sử dụng hoa đậu biếc có thể đảo ngược quá trình này và cải thiện khả năng tư duy.

Phụ nữ có kinh nguyệt không đều

Phụ nữ Châu Á chắc hẳn đã biết hoa đậu biếc có tác dụng tuyệt vời như thế nào trong việc giúp họ giải quyết vấn đề kinh nguyệt không đều. Nó có thể giúp tử cung co bóp và điều kinh. Hơn nữa, hoa đậu biếc cũng có thể giúp giải quyết một số vấn đề sinh sản ở phụ nữ.

Theo truyền thống, nó được sử dụng để điều trị các bệnh tình dục, như vô sinh và bệnh lậu. Hoa đậu biếc có thể kiểm soát sự tiết dịch kinh nguyệt và cũng như một loại thuốc kích thích tình dục.

Cải thiện hệ thống thần kinh

Hệ thần kinh có vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất toàn bộ cơ thể và điều kỳ diệu là hoa đậu biếc bao gồm một số hợp chất tuyệt vời để cải thiện chức năng của hệ thần kinh. Nói cách khác, loài hoa này cũng rất tốt cho trí não.

Điều trị bệnh hen suyễn một cách tự nhiên

Phản ứng dị ứng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của hoa đậu biếc trong việc điều trị tình trạng này.

Bệnh tiểu đường

Một trong những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của hoa đậu biếc là có thể kiểm soát sự hấp thụ đường trong máu, do đó nó có thể giúp kiểm soát mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh viêm kết mạc

Rễ của cây đậu biếc được sử dụng để chữa nhiều bệnh về mắt, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Những bông hoa xinh đẹp của cây đậu biếc cũng được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng mắt như đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc.

Tác dụng của hoa đậu biếc với hệ thống tiêu hóa

Do đặc tính kháng khuẩn, loài hoa này có thể giúp điều trị một số vấn đề về tiêu hóa bao gồm ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên vẫn cần điều trị thêm từ chuyên gia.

Hoạt động như thuốc chống trầm cảm

Trầm cảm không phải là một điều dễ dàng để đối phó nhưng ít nhất trà đậu biếc có thể giúp giảm bớt tình trạng tồi tệ nhất của trầm cảm. Hoa đậu biếc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một chất tăng cường trí nhớ, nootropic, chống căng thẳng, giải lo âu, chống trầm cảm, chống co giật, an thần và tác nhân an thần.

Tác dụng của hoa đậu biếc khi đau đầu

Nếu bạn bị đau đầu nhưng bằng cách nào đó bạn không thể sử dụng thuốc giảm đau, bạn có thể sử dụng hoa đậu biếc như một phương pháp điều trị đau đầu tự nhiên tại nhà.

Xử lý vết cắn của côn trùng hoặc rắn cắn

Ở người châu Á, vết cắn của rắn và côn trùng có thể được chữa trị một cách tự nhiên bằng hoa đậu biếc, mặc dù việc đi khám bác sĩ ngay lập tức vẫn được khuyến khích để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng.

Hoa đậu biếc ngăn rụng tóc

Trong y học cổ đại của Thái Lan, trà đậu biếc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị chứng hói đầu và bạc sớm ở nam giới. Thành phần chính trong trà đậu biếc là Anthocyanin, được cho là có tác dụng tăng lưu lượng máu trong da đầu, duy trì và củng cố các nang tóc.

Trà đậu biếc tạo ra chất cô đặc màu xanh lam, được thêm vào các sản phẩm chăm sóc tóc khác nhau để khuyến khích tóc phát triển khỏe mạnh. Ngày nay, người dân Thái Lan sử dụng trà đậu biếc để gội đầu và cũng là một chất thay thế tự nhiên cho thuốc nhuộm tóc hóa học.

Hoa đậu biếc có hại gì không?

Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy trong đậu biếc có chứa chất proanthocyanidin – chất này có tác dụng cải thiện hệ thần kinh trung ương, cải thiện lưu thông máu và tăng cường trí nhớ. Đồng thời chứa hợp chất anthocyanin có tác dụng giúp cơ thể tăng sinh collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi của da.

Dù vậy lương y Bùi Hồng Minh cho rằng mọi người không nên thần thánh hóa công dụng của trà đậu biếc mà chỉ nên coi chúng là món đồ uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Thậm chí hoa đậu biếc khi bị lạm dụng, sử dụng sai liều lượng thì có thể khiến người dùng rước bệnh.

Theo giới chuyên gia, một số sai lầm dưới đây có thể khiến đậu biếc phản tác dụng:

Pha trà hoa đậu biếc bằng nước quá nóng

Nhiều người nghĩ trà đậu biếc càng được pha nóng thì càng thơm ngon, nhưng sự thật là nước quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của trà và chất lượng của đậu biếc. Hơn nữa nước nóng còn ảnh hưởng đến thực quản, hệ tiêu hóa và răng lợi.

Nhiệt độ thích hợp để pha trà là khoảng 75 độ C. Tức là nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút.

Sử dụng quá nhiều hoa đậu biếc trong ngày

Trà đậu biếc không nên sử dụng nhiều vì chúng có chứa caffeine, có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, khó tiêu, tăng nhịp tim, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 tách trà hoa đậu biếc được pha vừa phải.

Sử dụng hoa đậu biếc cho bà bầu, trẻ nhỏ

Bà bầu và trẻ sơ sinh là đối tượng được khuyến cáo không nên dùng đậu biếc. Trong hạt của đậu biếc có chứa anthocyanin – một hợp chất có khả năng làm tử cung co bóp dữ dội. Chính vì thế, phụ nữ đang trong thai kỳ không nên sử dụng quá nhiều kẻo ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại hoa này kẻo sinh tác dụng phụ.

Lạm dụng, tin mù quáng vào trà đậu biếc khiến bệnh trở nặng

Trên mạng xã hội tràn lan thông tin trà đậu biếc có tác dụng tiêu trừ triệt để ung thư, tim mạch, tiểu đường… điều này khiến không ít người tin tưởng mù quáng vào chúng mà từ chối được điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Từ đó, bệnh thêm nặng, cơ thể dễ suy kiệt do không được điều trị bệnh trong thời điểm vàng.

Những người đang chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc dùng thuốc chống đông máu phải hạn chế dùng hoa đậu biếc. Bên cạnh đó, những ai có tiền sử huyết áp thấp và đường huyết thấp cũng không nên dùng nhiều. Đậu biếc có các thành phần làm hạ huyết áp và giảm đường huyết, gây nên tình trạng choáng và chóng mặt, buồn nôn.

Tạm kết

Mỗi lần sử dụng trà đậu biếc để nấu ăn hoặc pha trà, chỉ nên dùng tối đa 8-10 bông là đủ. Trước khi sử dụng trà đậu biếc để dưỡng nhan, chống lão hóa hay hỗ trợ chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia Đông y để đảm bảo an toàn.

Trên đây là một số thông tin mà Vietclass đã tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !

Tổng hợp và chỉnh sửa: Quang Nhật

Tham khảo nguồn: eva.vn

Đặng Nhật

Recent Posts

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

19 giờ ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

19 giờ ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

19 giờ ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

1 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

1 ngày ago

Đi học mà chẳng hiểu giảng gì cả: hóa ra không phải lỗi của não, mà là lỗi của… não kia

Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…

2 ngày ago