Kiến thức

Brainstorm là gì? 4 bước để brainstorm hiệu quả

Thuật ngữ “Brainstorm” thường được đề cập trong các hoạt động lên ý tưởng. Hay còn được hiểu là phương pháp “Động não”. Cùng Vietclass.cn tìm hiểu phương pháp lên ý tưởng này là gì và cách để thực hành hiệu quả.

Tổng quan về Brainstom

Brainstom là gì?

Brainstorm hay brainstorming là một thuật ngữ trong tiếng Anh chỉ hoạt động của não bộ như tư duy, phân tích, sáng tạo, so sánh, lập luận…

Brainstorm là một cách tuyệt vời để có thể tìm thấy nhiều ý tưởng mới chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Nó được coi là công cụ hữu hiệu cho những người làm công việc đòi hỏi sự sáng tạo cao như designer hay marketer. Quá trình brainstorming thường được thực hiện bởi một nhóm người dựa trên một nguyên tắc cốt lõi của vấn đề.

Mục đích của Brainstorm

Mục đích của việc brainstorm là tạo ra các ý tưởng và giải pháp sáng tạo thông qua thảo luận nhóm và tương tác bằng cách khuyến khích mọi thành viên thoải mái đưa ra những ý tưởng dựa trên cốt lõi 1 vấn đề mà không chỉ trích hay phán xét.

Vai trò của Brainstorm

Brainstorm đóng vai trò như một “đầu tàu” cho sự phát triển của xã hội con người. Sự phát triển này hiện diện trong hầu hết các khía cạnh của xã hội, từ y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ, tài chính, kinh doanh… đến chính trị, pháp luật, thể chế…

Ngày nay, hoạt động brainstorm được vận dụng nhiều trong các hoạt động liên quan đến sáng tạo như:

Marketing: Xây dựng các ý tưởng, chủ đề cho các chương trình quảng bá, truyền thông…
Content: Xây dựng ý tưởng, kịch bản cho các sản phẩm nội dung (bài viết, video…)
Công nghệ: Ý tưởng mới cho các công cụ, thiết bị, máy móc, phần mềm…
Quản trị: Giải pháp quản lý nhân sự, tài chính, rủi ro…

4.

2. Hình thức của Brainstorm

Brainstorm cá nhân

Chỉ duy nhất một cá nhân tham gia từ đầu đến cuối quá trình brainstorm.

Brainstorm theo nhóm

 Nhiều cá nhân (trong một team, nhóm, phòng ban, công ty…) tham gia vào quá trình brainstorm.

3. Các bước để Brainstorm hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu

Xác định rõ mục tiêu chính của buổi BrainStorm là để giải quyết vấn đề gì. Mọi người có mặt trong buổi BrainStorming phải nắm rõ được mục tiêu này.

Bước 2: Nguyên tắc cho cả nhóm

Buổi BrainStorming cần có những nguyên tắc riêng, bao gồm:
– Cần có một người chủ trì buổi BrainStorming để hoạt động BrainStorm được diễn ra hiệu quả, người này phải là người nắm rõ nhất những vấn đề cần giải quyết.
– Tất cả mọi người có mặt trong buổi BrainStorming đều có nghĩa vụ đóng góp ý kiến, ý tưởng của mình.
– Khuyến khích nhiều hơn những ý kiến, ý tưởng mới lạ.
– Không một thành viên nào có quyền được đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến của thành viên khác.
– Trong buổi BrainStorming không có ý kiến nào là sai.
– Những ý tưởng, ý kiến đều được ghi chép lại cẩn thận để có thể tổng hợp ý kiến đưa ra cách giải quyết cuối cùng cho vấn đề.
– Buổi BrainStorming sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian cố định đã lên kế hoạch từ trước.

Bước 3: Bắt đầu Brainstorm

Người chủ trì buổi BrainStorming sẽ lần lượt chỉ định thành viện chia sẻ ý kiến trả lời. Người thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi brainstorm.

Bước 4: Kết thúc buổi Brainstorm

Sau khi kết thúc buổi Brainstorming, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:
– Gộp những ý tưởng có sự trùng lặp về nguyên lý hay nguyên tắc.
– Loại bỏ những ý kiến không phù hợp.
– Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung.

> Xem thêm tại đây.

4. Giới thiệu khoá học Brainstorm “Não Trong Bão”

Một khóa học ngắn về phương pháp sáng tạo, lên ý tưởng: brainstorming. Điều gì làm nên một thảo luận hiệu quả? Những lỗi phổ biến khi tổ chức brainstorm làm hao phí thời gian và sức lực? Và một số chia sẻ khác để có thể thực hành brainstorm mang lại kết quả tốt nhất.

Hồ sơ giảng viên khoá học Brainstom

Huỳnh Vĩnh Sơn

Creative Director / Senior Copywriter

Giảng viên tại BRAND Camp

Tác giả “Ý Tưởng Này Là Của Chúng Mình”, “90-20-30″ và dịch giả “Trên Đường Sáng Tạo”.

Huỳnh Vĩnh Sơn

Nội dung khoá học ” Não Trong Bão

Buổi 1 – Hai kiểu người khi Brainstorm

Buổi 2 – Những lỗi sai hoài sai mãi khi Brainstorm

Buổi 3 – Cách chia sẻ Idea khi Brainstorm

Buổi 4 – Vai trò người Lead / Host buổi Brainstorm

Buổi 5 – Từ gió thành bão – Các bước của buổi Brainstorm lành mạnh

Buổi 6 – Những kẻ sát ý (Idea Killer)

Buổi 7 – Nhận xét không thấy ghét

Buổi 8 – Dòng chảy sáng tạo

Buổi 9 – Bonus: Behind the scene

>>Đăng ký khoá học “Bão Trong Não” tại đây!

5. Kết luận.

Brainstorm thực sự mang lại kết quả công việc ấn tượng: sự thấu hiểu, tương tác đội nhóm, và thống nhất giữa các cá nhân. Điều gì để tạo một buổi brainstorm tuyệt vời? Nó thật sự đáng để quan tâm . Tôn trọng thời gian của nhân viên, ý tưởng, sự sáng tạo và kiến thức. Khi cá nhân cảm thấy họ được tôn trọng, được xem là một phần trong một nhóm làm việc, sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ.

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh

Media ATP

Recent Posts

Lần đầu được khen: tưởng vui mà cười ra nước mắt

Mình vẫn nhớ như in cái buổi sáng hôm đó. Hơn hai mươi năm sống…

9 giờ ago

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

1 ngày ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

1 ngày ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

1 ngày ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

2 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

2 ngày ago