Kiến thức

Case Study là gì? Các phương pháp giải case study hiệu quả

Bạn đang loay hoay khi đang phân tích nghiên cứu điển hình, yêu cầu bạn điều tra một vấn đề kinh doanh, xem xét các giải pháp thay thế và đề xuất giải pháp hiệu quả nhất bằng cách sử dụng bằng chứng hỗ trợ. Đây chính là một yêu cầu khi bạn viết case study assignment. Hãy cùng Vietclass.vn tìm hiểu về những phương pháp xử lí hiệu quả nhé

Case study là gì?

Khái niệm

Case study là một dạng “trường hợp” với những thông tin của một cá nhân (hay sự việc..) cụ thể. Trong kinh tế học, đặc biệt là trong tuyển dụng, case study là một bản trình bày các tình huống thực tế, có đầy đủ thông tin, dữ liệu. Case study được dùng để đánh giá khả năng của ứng viên – khả năng phân tích các khía cạnh quan trọng trong một tình huống nhất định. Một case study bao gồm:

  • Thông tin về công ty: Industry, product, customer, competitor, market, macro.
  • Câu hỏi/Yêu cầu với ứng viên: thường sẽ là dạng “How to achieve the statements?”

Ưu điểm

  • Tính hấp dẫn
  • Tính cập nhật
  • Tính điển hình và đại diện
  • Phù hợp để học tập trên cơ sở hệ thống kiến thức nền đầy đủ
  • Cách thức tối ưu nhất (nếu có thể thực hiện được) để giúp người học hiểu và ghi nhớ kiến thức lý thuyết.

Phân tích (Research)

Trong marketing nói riêng và các lĩnh vực khác như kinh doanh hay kinh tế nói chung, case study ngày càng trở nên phổ biến. Mang tính thực tiễn, ứng dụng cao với các tình huống, vấn đề sát với lý thuyết, case study là một công cụ cực kì hữu dụng với mỗi người làm Marketing.

Các tips giải quyết một Case study

1. Hãy tìm hiểu về doanh nghiệp trước

Việc giải Case study của ứng viên phải trên góc độ rộng nhất có thể và không được hẹp trong chuyên môn.. Bởi vì, Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm kỹ năng lãnh đạo – leadership ở mỗi ứng viên. Và điều tất yếu nhất ở mỗi một nhà quản trị là mindset rộng, cái nhìn bao quát, tổng quan cho bất cứ vấn đề nào dù lớn hay nhỏ đều rất quan trọng.  Vì vậy, trước khi bắt tay vào giải case, bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về công ty đó trước.

2. Hãy tìm hiểu về cách Nhà Tuyển Dụng… tạo ra nó

Khi bạn “thuộc lòng” về quá trình cũng như cách tạo ra một case study, bạn sẽ dễ dàng đọc, hiểu và phân tích một case study mới. Ví dụ: Thường thì khi viết một case study, nhà tuyển dụng sẽ có các cân nhắc về keyword. Các mẹo đặt keyword (thường thì để ở đầu trang) cách các keyword nói lên điểm sáng trong case study,… . Việc sớm phát hiện ra keyword rất quan trọng và đặc biệt có ích cho ứng viên.

3. Tìm hiểu các công cụ tư duy để giải Case

Mô hình tư duy 5W-2H

Mô hình này bao gồm các công đoạn:
  • Why – Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc
  • What – Xác định nội dung công việc
  • Where, When, Who – Xác định địa điểm, thời gian và nhân sự thực hiện công việc
  • How – Xác định phương pháp thực hiện công việc
  • How much – Xác định nguồn lực, bao gồm
  • Man – người thực hiện công việc có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất không?…
  • Money – ngân sách thực hiện những công việc này là bao nhiêu? Sẽ được giải ngân mấy lần?…
  • Materials – (nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng): tiêu chuẩn để trở thành nhà cung ứng là gì? Tiêu chuẩn nguyên vật liệu ra sao?…
  • Machine – Tiêu chuẩn của máy móc là gì? Áp dụng những công nghệ nào để thực hiện công việc?…
  • Methods – làm việc theo cách nào?

Mô hình tư duy 5W2H được coi như “đường xương sống” cơ bản để bạn định hình được kế hoạch cũng như xây dựng mục tiêu cho cả bản kế hoạch mà bạn đề xuất cho Case study.

Mô hình SWOT Analysis

SWOT Analysis là công cụ quan trọng cho việc tạo chiến lược cho phương án của bạn trong việc giải Case study. Về cơ bản, SWOT analysis tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp ứng viên xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp từ đó xây dựng được chiến lược chắc chắn hơn.

  • Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế so với đối thủ
  • Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ
  • Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế
  • Thách thức: Nhân tố môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án

Ngoài các mô hình mà HRC đã liệt kê ở trên, còn rất nhiều công cụ để ứng viên tham khảo khi giải Case study như là: ma trận SPACE, BCG matrix, mô hình phân tích SCP, strategic clock model, RCA, 5 Why Model, Eisenhower Matrix,… Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các Case Analysis Model tại đây.

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh

Le Oanh

Recent Posts

Lần đầu được khen: tưởng vui mà cười ra nước mắt

Mình vẫn nhớ như in cái buổi sáng hôm đó. Hơn hai mươi năm sống…

3 giờ ago

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

1 ngày ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

1 ngày ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

1 ngày ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

2 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

2 ngày ago