Kiến thức

Cửa hàng tạp hóa có nên bán chịu cho khách hàng không?

Bán nợ, bán chịu là gì?

“Bán nợ”, “bán chịu” hay “bán tín dụng” là hình thức giao dịch hàng hoá.

Trong đó, việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng khi số tiền được định giá tương ứng với loại hàng hoá đó sẽ không được người mua thanh toán luôn,

Hoặc thanh toán đầy đủ tại thời điểm mua hàng.

Nói cách khác số tiền còn nợ sẽ được thanh toán vào một thời điểm gần trong tương lai.

Về cơ bản, có ba loại giao dịch bán hàng đó là bán hàng bằng tiền mặt, bán hàng tín dụng và bán hàng trả trước.

Vẫn cùng là những hình thức giao dịch bán hàng dựa trên sự trao đổi hàng hoá và tiền mặt hoặc tiền mặt tương đương, tuy nhiên chúng khác nhau ở thời điểm nhận tiền mặt.

Bán hàng bằng tiền mặt là hình thức giao dịch mà tiền mặt được thu ngay khi việc bán hàng được thực hiện và hàng hóa (dịch vụ) được giao cho khách hàng.

Bán tín dụng là hình thức giao dịch được xảy ra nhưng quá trình thanh toán sẽ được thanh toán sau vào một thời điểm nào đó, dựa trên thoả thuận của hai bên.

Ở hình thức này, người bán được phép đưa ra thời hạn mà bên mua phải thanh toán.

Bán hàng trả trước là bán hàng dựa trên các khoản thanh toán trước.

Theo đó khách hàng thanh toán trước cho người bán trước khi giao dịch bán hàng được thực hiện.

Tại sao kinh doanh cửa hàng tạp hóa hay gặp tình trạng mua chịu?

Từ lâu, các cửa hàng tạp hóa đã trở thành một phần trong cuộc sống của người Việt.

Các cửa hàng tạp hóa thường ở những khu dân cư đông đúc và mọi người đa phần là quen biết nhau,

Do đó, việc bán chịu cũng hay diễn ra.

Việc bán chịu cũng là một cách giữ chân khách hàng cũ mà các chủ tạp hóa hay áp dụng.

Bởi đặc thù cửa hàng tạp hoá là các sản phẩm thiết yếu giá thấp, nên việc các chủ tạp hóa chấp nhận cho khách mua chịu khá dễ dàng.

Về cơ bản thì cách bán hàng này tạo được sự gần gũi, thân quen cho khách hàng, nếu sản phẩm tốt, người bán mang tới sự thoải mái cho người mua thì lần sau khách hàng  sẽ quay lại thanh toán và mua thêm hàng.

Tuy nhiên, các chủ cửa hàng nên lưu ý rằng, chỉ nên cho mua chịu đối với khách quen, hàng xóm láng giềng thân thiết, những người có thể tin tưởng được.

Và chỉ nên cho mua chịu với những mặt hàng giá trị thấp.

Bởi sẽ có những rủi ro tiềm ẩn cho chính chủ cửa hàng nếu khách hàng không đủ khả năng chi trả cho sản phẩm đã mua.

Rủi ro khi cửa hàng tạp hóa bán nợ

Như chúng ta đã biết, nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ có khả năng mất đi cơ hội bán hàng.

Tuy nhiên, nếu bán chịu quá nhiều thì bạn sẽ mất rất nhiều chi phí và có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng.

Bên cạnh đó, nếu chưa thu được tiền hàng cũng đồng nghĩa với việc chủ cửa hàng không xoay được vòng vốn để nhập lô hàng tiếp theo, dẫn đến việc kinh doanh khó phát triển.

Đối với những khách hàng không quá quen, chủ cửa hàng tạp hóa không nên bán chịu.

Bởi việc bán chịu cho những khách hàng này tiềm ẩn nhiều rủi ro và tạo thói quen xấu cho khách hàng.

Đôi khi, tệ hơn là dẫn đến việc mất khách, khi khách hàng mua nợ quá nhiều, tiền nợ quá cao khiến người ta ngại chạm mặt chủ nợ.

Nhiều trường hợp khách mua chịu nhiều lần và họ quyết định không trả nửa. Vì vậy, chủ tiệm cần có chính sách bán chịu phù hợp.

Ứng dụng nhắc nợ miễn phí dành riêng cho chủ shop kinh doanh

Được nhiều nước tiên tiến áp dụng nhưng tại Việt Nam “nhắc thanh toán nợ tự động” vẫn được xem là thuật ngữ mới mẻ trong kinh doanh bán hàng.

Đặc biệt là các chủ cửa hàng quy mô vừa và nhỏ vẫn ưu tiên sử dụng phương pháp “chạy bằng cơm” để tiết kiệm chi phí.

Vì vậy, quá trình nhắc nợ, thu hồi nợ mất nhiều thời gian, công sức mà đôi khi còn khiến các “thượng đế” cảm thấy khó chịu, phật ý mà “quay lưng” với sản phẩm của bạn.

Để tránh những rủi ro tài chính không đáng có cũng như đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ giúp xoay vòng vốn kinh doanh, Sapo 365 mang đến cho chủ của hàng nhiều tính năng vô cùng tối ưu:

  • Sử dụng dịch vụ này tại ứng dụng Sapo 365, khách hàng sẽ chủ động nắm được thời gian trả nợ thông qua tin nhắn nhắc nợ qua Zalo, Messenger, SMS,….một cách “tinh tế”.
  • Tin nhắn nhắc thanh toán nợ có thể đính kèm chi tiết thông tin các đơn hàng, hóa đơn, sản phẩm và thời gian mua chịu.

Nhờ thế, chủ cửa hàng kiểm soát tốt nguồn vốn, rút ngắn dần những khoản nợ trả chậm, tạo thói quen thanh toán đúng hạn mà không hề làm mất lòng khách hàng.

 

Trên đây là một số thông tin mà Vietclass đã tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !

Xem thêm các thông tin hữu ích khác tại đây !

Người viết: Quang Nhật

Nguồn: Tổng hợp và chỉnh sửa

Đặng Nhật

Share
Published by
Đặng Nhật

Recent Posts

TOP 5 ngành học được yêu thích tại Việt Nam hiện nay

Trong mỗi dịp tuyển sinh, việc lựa chọn ngành học phù hợp, đáp ứng niềm…

2 tháng ago

Top kỹ năng lãnh đạo nhóm hiệu quả dành cho các leader

Kỹ năng lãnh đạo nhóm là một trong những kỹ năng cốt lõi mà mỗi…

4 tháng ago

Đức Mark là ai? Phong cách làm việc của doanh nhân trẻ thành đạt

Sáng lập nên Viện tóc Đức Mark nổi tiếng, được biết đến với vai trò…

10 tháng ago

In Tem Dán Ly Trà Sữa Đẹp, Kiểu Dáng Đa Dạng Free Thiết Kế Tại In Sắc Màu

Trà sữa là mặt hàng được tiêu thụ với số lượng rất lớn mỗi ngày…

11 tháng ago

Mua sim Viettel số đẹp ở đâu uy tín?

“Hãy nói theo cách của bạn” - câu nói mà đa số người Việt đã…

1 năm ago

Mua máng cáp ở đâu chất lượng và giá tốt nhất thị trường hiện nay

Máng cáp còn được gọi là máng điện. Đây là một trong những sản phẩm…

1 năm ago