Kiến thức

FOB là gì? Trách nhiệm của người bán và mua trong hợp đồng

FOB là gì? Giá fob là gì? Phân biệt FOB và CIF? FOB là thuật ngữ cực kỳ quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hiểu rõ bản chất của FOB, sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được hình thức giao hàng phù hợp. Hãy cùng Vietclass.vn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé

Khái niệm FOB là gì?

 

Trước hết, bạn cần biết về khái niệm Incoterms. Theo đó, Incoterms ( viết tắt của International Commerce Terms), đây là tập hợp các bộ quy tắc thương mại quốc tế về điều kiện giao hàng, có nội dung quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

FOB thực chất là tên của một điều khoản giao hàng trong Incoterms. Tên đầy đủ của điều khoản này là Free On Board.

FOB trong xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa nghĩa là: người bán sẽ có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho ra cảng, rồi xếp hàng hóa lên tàu. Và lúc này, người bán sẽ chịu trách nhiệm cho những chi phí như: vận chuyển, làm thủ tục, thuế hay những phí phát sinh khác.

Các thuật ngữ liên quan khác

Liên quan tới điều kiện giao hàng FOB (Free on board), bạn nên hiểu rõ thêm các thuật ngữ sau:

+ FOB Shipping Point (FOB điểm giao hàng):

Địa điểm giao hàng quy định là trên lan can tàu. Như vậy, quyền sở hữu và trách nhiệm đối với lô hàng sẽ được người bán chuyển cho người mua sau khi lô hàng được xếp lên tàu.

Ví dụ: Công ty A tại Mỹ mua thiết bị điện tử từ công ty B tại Việt Nam, kí hợp đồng theo điều khoản FOB Shipping point. Nếu trong quá trình vận chuyển, hàng hóa bị tổn thất thì công ty A không được quyền yêu cầu công ty B giao lại hàng. Công ty B chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người vận chuyển.

+ FOB Destination (FOB điểm đến):

Trách nhiệm và quyền sở hữu sẽ được chuyển cho người mua khi lô hàng được giao tới điểm chỉ định đã được nếu rõ trong hợp đồng.

Ví dụ: Công ty A tại Mỹ mua thiết bị điện tử từ công ty B tại Việt Nam, kí hợp đồng theo điều khoản FOB Shipping destination. Vì 1 lí do gì đó mà công ty B không giao hàng cho công ty A, thì công ty A có quyền công ty B giao lại hàng và chịu mọi trách nhiệm cho tới khi hàng được giao tới nơi an toàn.

Phân biệt FOB và CIF

Về điểm giống nhau, cả hai đều là điều khoản được sử dụng phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu. Và điểm rủi ro nhất là ở cảng xếp hàng. Và một điểm chung cuối cùng là người bán sẽ làm thủ tục hải quan, và người mua sẽ hoàn tất thủ tục nhập khẩu.

Điểm khác nhau:

– FBO + Tên cảng xếp hàng

Giao hàng hóa lên tàu.

Người book tàu là người mua.

Chuyển giao chi phí tại cảng xếp.

– CIF + Tên cảng đích

Người bán sẽ phải tìm đơn vị vận chuyển.

Điểm chuyển giao chi phí tại cảng dỡ.

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục

Le Oanh

Recent Posts

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

19 giờ ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

19 giờ ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

19 giờ ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

1 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

1 ngày ago

Đi học mà chẳng hiểu giảng gì cả: hóa ra không phải lỗi của não, mà là lỗi của… não kia

Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…

2 ngày ago