Giải đáp về trào lưu FIRE: Độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm

Kiếm một khoản tiền nhất định rồi gửi tiết kiệm hoặc đầu tư để sinh lãi, coi đó là tiền chi tiêu cho quãng thời gian đến khi già. Xu hướng nghỉ hưu sớm, hay còn gọi là FIRE (Financial Independence, Retire Early – tạm dịch: Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm) ngày càng được nhiều người trẻ quan tâm. Hãy cùng vietclass tìm hiểu về trào lưu FIRE này nhé!

FIRE là gì?

FIRE, viết tắt của cụm từ Financial Independence, Retire Early” (tạm dịch là: Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm). Đây là khái niệm được bắt nguồn từ cuốn sách bán chạy nhất năm 1992 tại Mỹ cuốn Your or Your Life (Tiền của bạn hay cuộc sống của bạn) của Vicki Robin và Joe Dominguez. Lời khuyên rằng, chi tiêu ít đi thì sẽ làm việc ít hơn, giúp duy trì chất lượng cuộc sống của mỗi người.

 

Ảnh: Wall Street Journal

Công thức áp dụng như sau:

Mục tiêu này được thực hiện bằng cách tiết kiệm và đầu từ 50-70% thu nhập cho đến khi số tiền bạn có được (tiền mặt hoặc tiền trong quỹ đầu tư) bằng khoảng 25 lần số tiền tiêu dùng trong một năm. Khi đó, bạn đạt tới mức độc lập tài chính. Nếu hàng năm bạn rút ra khoảng 4% số tiền đầu tư để sống, khối tài sản của bạn không vơi đi quá nhiều và tiếp tục sinh lãi cho những năm tiếp theo. Nói cách khác, bạn không cần thiết phải đi làm để có thu nhập nữa. FIRE vì thế tạo cơ hội nghỉ hưu sớm (ở độ tuổi 30s, 40s). Đây được gọi là Quy tắc 4%. 

Làm thế nào để nghỉ hưu sớm?

1. Trả toàn bộ số nợ (debt-free)

Nợ lãi cao, có ảnh hưởng lớn như thế nào đến tình trạng tài chính của một cá nhân. Vay mượn ai thì tìm cách trả hết, tránh xa những khoản nợ lãi cao nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn. Trả hết nợ để nhẹ gánh hơn, từ đó bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tiết kiệm, đầu tư sinh lời. Bởi vậy, yếu tố tiên quyết của FI/RE (hay thực ra là tất cả các hình thức làm giàu chân chính khác) là không vay nợ, bao gồm nợ tín dụng, nợ học tập, nợ trả góp xe, nợ trả góp nhà… Càng trả sớm, càng nhanh đạt được mục tiêu FIRE.

 

Ảnh: iStock

2. Tính toán số tiền “nghỉ” (FI) hợp lý

Hãy thống kê số tiền cơ bản mà bạn cần chi tiêu trong một tháng và bạn có thể lấy con số này cộng thêm một chút để phù hợp với cuộc sống sau này chẳng hạn. Ví dụ bạn không thể sống mãi với 5 triệu/tháng đúng không? 10 năm sau bạn cần nhiều hơn để chi tiêu vì vật giá leo thang hoặc ốm đau bất chợt. Cứ tính dư ra một chút, không cần quá chi li.

Trường hợp bạn muốn sống dư giả thoải mái (thoả mãn nhu cầu du lịch hàng năm, mua đồ công nghệ, chi tiêu mua sắm) vậy thì chắc chắn bạn cần con số FIRE lớn hơn và có thể mất thời gian để đạt được nó.

 

Ảnh: Forbes

3. Tích lũy & đầu tư thông minh

Bước này có thể làm song song với bước 4. Nhưng bạn chỉ cần nhớ là hãy bỏ ra một khoản nhất định để tiết kiệm trước khi chi tiêu, vậy là được.

Tại bước này, chúng ta sẽ bắt đầu tích lũy và đầu tư để dòng tiền lúc nào cũng chảy xuôi, tiền không đứng im mà sẽ vận động để sinh ra lợi nhuận.

4. Chi tiêu hợp lý và tìm cách tăng thu nhập

Hãy kiểm soát việc chi tiêu của bạn. Để tiết kiệm được 50 – 70% thu nhập hàng tháng bạn cần chi tiêu hợp lý và cắt giảm những khoản không cần thiết. Thực tế, đã có nhiều người khi thực hiện FIRE đang cắt giảm chi phí vui chơi, cà phê bạn bè, chuyển từ nhà to qua nhà nhỏ hơn, giảm chi phí mua sắm không cần thiết,…để giảm tải tối đa chi phí. Nhiều người kiếm thêm các nguồn thu nhập khác ngoài ngoài lương chính, hoặc kinh doanh,….nhằm tăng thu nhập.

5. Nâng cao kiến thức tài chính

Càng ngày bạn sẽ càng tích lũy thêm cho mình kinh nghiệm để khoản tiền cho quỹ FIRE ngày càng nhiều hơn. Không thể quên việc nâng cao kiến thức về tài chính, điều này giúp bạn cả về sau này khi đã nghỉ hưu, bạn sẽ có đủ kiến thức để quản lý dòng tiền và chi tiêu tốt hơn.

 

Ảnh: Profin

6. Chuẩn bị kế hoạch sau khi đạt FIRE

Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể làm những điều bạn muốn mà không phải phụ thuộc vào tiền. Khi còn đi làm, bạn sẽ rất muốn nghỉ ngơi và có thời gian rảnh nhưng khi nghỉ hưu rồi bạn có toàn bộ thời gian cho việc đó. Ban đầu sẽ thực sự vui sướng, nhưng thời gian sau bạn sẽ thấy buồn chán. Vì vậy, việc chuẩn bị cho mình một kế hoạch khi này là rất cần thiết. Một sở thích, một kĩ năng, nơi bạn muốn đến,….Tất cả những điều bạn muốn làm mà trước đây bị hạn chế về thời gian thì bây giờ hãy vẽ chúng ra và bắt đầu lên kế hoạch cho chúng.

Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp FIRE tại đây!

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh

Le Oanh

Recent Posts

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

18 giờ ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

19 giờ ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

19 giờ ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

1 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

1 ngày ago

Đi học mà chẳng hiểu giảng gì cả: hóa ra không phải lỗi của não, mà là lỗi của… não kia

Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…

2 ngày ago