Hội chứng tự phá hủy mình “Self-sabotage” – nguyên nhân ngăn cản thực hiện mục tiêu

Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng của hội chứng tự phá hủy mình (self–sabotage). Đây chính là tác nhân làm những mục tiêu, ước mơ mà bạn đặt ra chẳng thể thành hiện thực. Hãy cùng Vietclass.vn đi sâu vào tìm hiểu tình trạng này nhé.

Self-sabotage là gì?

“Bạn không thể làm được điều đó!”, “Cách đó quá khó để thực hiện”, “Cho dù có cố gắng thì bạn cũng sẽ thất bại mà thôi”….

Những cuộc trò chuyện tự nói với chính mình (Self-talk) một cách tiêu cực. Đây là ví dụ điển hình của hội chứng self-sabotage (tự phá mình). Bạn từ từ dừng lại dù đang cố gắng đạt được mục tiêu mà chẳng hề có một lý do xác đáng nào cả. Kỹ năng, khả năng và khao khát, bạn đều có đủ, chỉ là có thứ gì đó xuất hiện đang cản trở bạn tiến về phía trước mà bạn chưa hề biết đó là gì.

Dấu hiệu của “Tự hủy bản thân” (Self-sabotage)

TRÌ HOÃN 

  • Biết rằng bạn nên làm thứ gì đó nhưng bạn lại liên tục trì hoãn.
  • Bắt đầu các dự án nhưng chưa bao giờ hoàn thành được chúng.
  • Cảm thấy mất động lực hoặc không thể tiếp tục, ngay cả khi có rất nhiều cơ hội tuyệt vời xuất hiện.

NHỮNG ƯỚC MƠ KHÔNG THỂ THÀNH HIỆN THỰC

  • Ước mơ có được thứ gì đó nhưng chẳng làm bất cứ điều gì để có được nó.

LO LẮNG

  • Lo lắng về thứ gì đó không thực sự quan trọng.
  • Sợ rằng nếu bạn thất bại thì sẽ không được người khác tôn trọng.
  • Lo lắng rằng nếu thành công thì bạn bè sẽ không còn “thích” mình nữa.
  • Nghi ngờ bản thân và khả năng mặc dù bạn “biết” bạn là người có năng lực.
  • Cảm thấy căng thẳng, lo lắng và thất vọng mà không hiểu lý do khi cố gắng làm được thứ gì đó quan trọng với bạn.

GIẬN DỮ

  • Sử dụng lời nói/hành động mang tính chất công kích hơn là sự quyết đoán và không cho thấy các dấu hiệu muốn thay đổi.
  • Phá hủy các mối quan hệ với những người khác (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) bằng sự giận dữ, oán hờn hoặc ghen tỵ.

CẢM THẤY VÔ DỤNG

  • Phóng đại, cường điệu hóa các thành tích của người khác nhưng lại hạ thấp giá trị của những gì mình đạt được.
  • Bị ám ảnh bởi những chỉ trích không công bằng hoặc sai lầm.
  • Để cho người khác hạ thấp, vùi dập bạn

Một số cách khắc phục tình trạng này:

1. Nhận ra hành vi “tự phá mình”

Hãy tự hỏi bản thân:

– Có mục tiêu nào bạn tự đặt ra rất lâu rồi nhưng không thể thực hiện được?

– Bạn liên tục thất bại mà chẳng rõ nguyên nhân là gì?

– Có điều gì mà bạn thấy mình thường xuyên trì hoãn và không thể ra quyết định?

– Bạn có thường xuyên mất động lực khi làm điều mình muốn?

– Bạn có thấy mình hay giận dữ hay nổi cơn thịnh nộ vô cớ không, điều đó có ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn không?

– Có điều gì khiến bạn luôn nghĩ rằng mình có thể làm tốt hơn không?

2. Kiểm soát suy nghĩ tiêu cực

Nghĩ về những điều bạn tự nói với chính mình. Viết ra tất cả những suy nghĩ tiêu cực của bạn dù cho chúng ngu ngốc và điên rồ đến thế nào.

3. Thách thức suy nghĩ “self-sabotage”

Khi đã hiểu rõ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu hoặc thì hãy tự hỏi chính mình;

– Nguyên nhân sâu xa hơn đằng sau những suy nghĩ tự phá là gì?

– Những suy nghĩ này có dựa trên lý trí hay sự kiện thực tế nào không?

– Những thất bại trong quá khứ có vô cớ ngăn cản bạn thay đổi tích cực không?

4. Phát triển lại sự tự tin bản thân

Sau khi đã nhận diện và gạt bỏ lý trí sai lầm về các hành vi tự phá hủy mình, giờ bạn cần thoải mấy xây dựng lại sự tự tin của bản thân. Hãy hỏi mình những câu sau:

– Bạn có thể tự nói điều gì tích cực và tạo động lực cho bản thân?

– Bạn có những ý kiến nào? Có những cách nào có thể giúp bạn đạt được mục tiêu?

– Với những điều bạn chưa đạt được trong quá khứ, bạn có thể xây dựng sự tự tin bằng cách thiết lập và đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn không?

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh

Le Oanh

Recent Posts

Lần đầu được khen: tưởng vui mà cười ra nước mắt

Mình vẫn nhớ như in cái buổi sáng hôm đó. Hơn hai mươi năm sống…

4 giờ ago

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

1 ngày ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

1 ngày ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

1 ngày ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

2 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

2 ngày ago