Kiến thức

Khái niệm về Tài sản cố định? Cách phân biệt các loại tài sản cố định

Việc xác định tài sản nào là tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản. Dưới đây là quy định về TSCD là gì và cách phân loại tài sản cố định. Hãy cùng Vietclass.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé

Tài sản cố định là gì?

TSCD là một tư liệu sản xuất tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc là vô hình. Được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông thường sẽ có giá trị kinh tế rất lớn và có thể dùng được trong nhiều chu kỳ, giai đoạn sản xuất.

Đặc điểm của TSCĐ :

-Tuổi thọ có thời gian sử dụng trên 1 năm.

Tức là TSCĐ sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào gía  trị sản phẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao

-Một tài sản được gọi là TSCĐ khi có đặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên 30 triệu đồng.

Phân loại

 

TSCD bao gồm những loại hình đó là:  hữu hình và vô hình

– TSCD hữu hình:

Là những tư liệu sản xuất, công cụ lao động chủ yếu có hình thái, tồn tại ở dạng vật chất.

Thoả mãn những tiêu chuẩn về tài sản cố định hữu hình theo như quy định

Khi tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng, trạng thái vật chất như ban đầu.

Ví dụ cụ thể như là: máy móc, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ lao động, nhà cửa, những công trình kiến trúc, phương tiện vận tải, v.v …

– TSCD vô hình

Là những tài sản không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất

Biểu thị cho một lượng giá trị nhất định đã được đầu tư. đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình theo như đã quy định

Tài sản cố định vô hình thì cũng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.

Những tài sản được xem như tài sản cố định vô hình đó là: các chi phí liên quan tới quyền phát hành, bằng sáng chế, bằng phát minh, bản quyền tác giả, một số chi phí cho việc cấp quyền sử dụng đất, v.v …

Nguyên tắc quản lý

1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ

=

Nguyên giá của tài sản cố định

Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ

3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.

4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCD đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh

Le Oanh

Recent Posts

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

17 giờ ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

17 giờ ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

17 giờ ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

1 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

1 ngày ago

Đi học mà chẳng hiểu giảng gì cả: hóa ra không phải lỗi của não, mà là lỗi của… não kia

Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…

1 ngày ago