Marketing

KOC xu hướng thay thế KOL Marketing trong năm 2022?

Ngành truyền thông marketing ngày một phát triển với sự tham gia của các bên nhằm tạo dựng thương hiệu, đẩy mạnh doanh số kinh doanh cho các hãng sản xuất. Bên cạnh KOLs thì những KOC cũng có tầm ảnh hưởng nhất định. Vậy KOC là gì? Cùng Vietclass tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Làm sao để biết đâu là xu hướng mới và khi nào nên nắm bắt?

Trên thị trường, có lẽ Trung Quốc được xem là nước có sự phát triển mạnh mẽ về Influencer nhất.

Điển hình quốc gia này luôn là nơi bắt nguồn và dẫn đầu về những xu hướng mới, từ review cho đến livestream bán hàng, nền tảng (tiktok, wechat,..),….

Và việc follow những influencer trên thế giới là một cách đơn giản nhất để bạn biết được những cái mới đang diễn ra bên ngoài đất nước chúng ta.

Bên cạnh đó, gần đây, các doanh nghiệp đang dần sử dụng KOC là thước đo để vận hành chiến dịch Influencer Marketing. 

Thoạt nghe chắc hẳn bạn rất thắc mắc vê cụm từ “KOC”.

Bởi lẽ, trước đây khi doanh nghiệp book một influencer, điều họ mong muốn chỉ dừng lại ở việc bao nhiêu người đã tương tác với bài viết, video của bạn cùng sản phẩm.

Tuy nhiên, khi thị trường ngày một xuất hiện nhiều influencer hơn, doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.

Việc của bạn cần làm chính là phải tạo ra sự khác biệt – Điều khiến doanh nghiệp muốn chọn bạn thay vì influencer khác. Và KOC sẽ giúp bạn đạt được điều đó.

KOC là gì?

KOC là viết tắt của từ Key Opinion Consumer là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá. Thuật ngữ KOC là gì còn khá mới mẻ, vì thế, số lượng người theo dõi trên mạng xã hội của họ chưa nhiều. Tuy nhiên, KOC dựa trên trải nghiệm và nghiên cứu sản phẩm nên có tác động mạnh mẽ đến quyết định của khách hàng vì tính khách quan và chuyên môn đáng tin cậy của mình.

Sự khác biệt giữa KOL và KOC

Để tìm được sự khác biệt giữa KOC và KOL chúng ta có thể dựa vào những tiêu chí dưới đây:

Mức độ phổ biến

Hiện nay, khi tìm kiếm từ khóa về KOLs chúng ta sẽ nhận về hàng loạt dịch vụ với báo giá khác nhau, các thương hiệu thường sẽ chủ động tiếp cận KOL và kí hợp đồng hợp tác.

Ngược lại, thuật ngữ KOC là gì lại đang khá mới mẻ. KOC – họ sẽ đứng trên cương vị người tiêu dùng, bắt đầu quá trình sử dụng sản phẩm và xem xét các sản phẩm quan tâm. Sau đó, quá trình đánh giá sản phẩm sẽ diễn ra và họ nhận được khoản chi phí mà thương hiệu chi trả dựa trên mức hoa hồng.

KOL chịu trách nhiệm quảng bá trên quy mô lớn, KOC tập trung nhiều hơn vào hoạt đọng như bán hàng, dịch vụ khách hàng.

Quy mô khán giả

KOLs được phân loại dựa trên lượng người theo dõi trên mạng xã hội.

Đây là một trong những tiêu chí để đánh giá và lựa chọn KOL cũng như influencer trong chiến lược marketing hợp lý.

Nhưng đối với KOC thì lượng follow không phải yếu tố quyết định để xem xét. Nhiều người đánh giá chân thực mới đi vào công việc nên họ còn sở hữu lượng follow hạn hẹp.

Tính chuyên môn

Trong khi KOLs đòi hỏi phải là những người có chuyên môn, kiến thức sâu rộng để có thể dẫn dắt người dùng thì KOC lại không như thế.

Họ đứng trong tâm thế là người đi mua hàng và đưa ra những đánh giá chủ quan của chính mình.

Dù vậy, KOC vẫn sở hữu độ tin cậy cao đối với khách hàng. KOC dễ dàng được khách hàng đón nhận vì nó thực tế mà không hề mang tính quảng cáo cho thương hiệu nào, với nhiều nhãn hàng lựa chọn KOL nhưng PR sản phẩm không khéo léo thì người mua vẫn có thể dễ dàng nhận ra.

Đánh giá chất lượng KOC như thế nào?

Dựa trên lý thuyết thì không thể đo lường hiệu quả của các KOC mang lại. Đánh giá KOC dựa trên những tiêu chí sau :

Relevant: Chỉ số này dùng để đo lường độ viral, thể hiện mức độ phù hợp của Influencer trong từng lĩnh vực/ dịch vụ khác nhau. Influencer có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, lĩnh vực mà Influencer có chuyên môn và thường xuyên hoạt động, chia sẻ sẽ có Relevance Score cao (trên 60%) và được xếp vào bảng xếp hạng của Influencer.

Performance: Đây là chỉ số đo lường hiệu quả dựa trên nội dung mà KOL đã chia sẻ . Một Influencer có tác động lớn đến khách hàng là những Influencer chia sẻ nội dung thu hút được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ đến từ phía doanh nghiệp.

Growth: Không chỉ dựa vào những thông tin có sẵn của sản phẩm, các thương hiệu phải sáng tạo nội dung mới, cập nhật liên tục các xu hướng mới trên thị trường để có một kế hoạch Influencer Marketing hoàn hảo nhất. Tiếp đó, họ lựa chọn những KOL phù hợp với sản phẩm, thu hút được đối tượng khách hàng họ nhắm đến để mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo.

Lý do KOC đang dần thay thế KOLs?

Trong thời đại 4.0 này, khách hàng có rất nhiều chọn lựa. Khách hàng đều cẩn thận hơn khi quyết định mua một sản phẩm. Họ sẽ tìm hiểu từ những nhận xét của khách hàng trước, đấy cũng chính là bàn đạp để thế hệ KOC ra đời.

Chính vì vậy, sau khi tìm hiểu KOC là gì và xu hướng KOC đang dần thay thế KOLs bởi :

Tiết kiệm chi phí cho nhãn hàng:

Khi hợp tác KOLs, nhãn hàng sẽ phải trả một khoản phí khá lớn booking tuỳ thuộc vào cấp độ nổi tiếng của KOLs đó. KOLs càng nổi tiếng, thì chi phí chi trả của doanh nghiệp càng cao. Ngoài ra, chi phí phát sinh khác trong việc sáng tạo nội dung hay các ấn phẩm truyền thông đi kèm.

Còn đối với KOC, các thương hiệu chỉ phải chi đóng phí hoa hồng theo số đơn hàng thành công hoặc theo mức độ tương tác mà KOC đem lại.

Tăng doanh thu hiệu quả:

KOC trực tiếp trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm, đưa rõ ra những nhận xét chân thực nhất của chính mình mà không phụ thuộc vào nhãn hàng. Vì lẽ đó, những đánh giá của KOC sẽ mang lại trải nghiệm thực tế hơn tới khách hàng.

Tạo lòng tin đối với khách hàng:

KOC không những đem tới hiệu quả tại , mà bền lâu còn giúp nhãn hàng xây dựng sự tin tưởng trong lòng khách hàng bằng những review khách quan, chân thực nhất.

Xu hướng KOC giúp cho doanh nghiệp và KOL đo lường được mức độ hiệu quả xây dựng chiến lược marketing tối ưu nhất. Từ đó, KOL cũng khẳng định tên tuổi của mình bằng dữ liệu thực tế, doanh nghiệp có những con số cụ thể để đưa ra quyết định tối ưu nhất trong chiến lược Influencer Marketing của mình.

KOC kiếm tiền như thế nào?

KOC và KOL kiếm tiền không có gì khác nhau. KOC vẫn có thể kiếm tiền từ Youtube; tham gia các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, với KOLs, nhãn hàng sẽ trả tiền để review sản phẩm, thì KOC sẽ là người chủ động lựa chọn và sử dụng sản phẩm và nhận hoa hồng trên số đơn bạn đã bán được.

Tạm kết

KOC đang dần khẳng định vị trí quan trọng của mình không kém gì KOLs trongchiến dịch Marketingcủa bất kỳ nhãn hàng nào. Tìm hiểu về KOC là gì có thể sẽ trở thành lựa chọn mới  của các Opinion Leaders. Trong khi KOLs đem đến những hiệu quả về tương tác, độ phủ sóng thương hiệu thì KOC sẽ mang đến những con số về doanh thu.

Đặng Nhật

Recent Posts

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

19 giờ ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

19 giờ ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

20 giờ ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

1 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

1 ngày ago

Đi học mà chẳng hiểu giảng gì cả: hóa ra không phải lỗi của não, mà là lỗi của… não kia

Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…

2 ngày ago