Kỹ năng

Làm sao để kinh doanh quá phở mang lại lợi nhuận cao

Lập kế hoạch kinh doanh quán phở chi tiết và kỹ lưỡng

Trước khi bắt đầu, bạn phải định hình và vạch ra một kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết rằng mình sẽ làm gì đầu tiên và tiêu tiền vào vấn đề gì trong ít nhất 3 – 6 tháng đầu tiên.

Theo đó, trước và sau khi hoạt động, bạn cần làm những gì để đẩy mạnh kinh doanh?

Mở quán phở cần những gì?

Trước khi hoạt động: bạn cần khảo sát, chuẩn bị địa điểm, chọn mặt bằng, sắm sửa công cụ dụng cụ trang thiết bị cần thiết, kế hoạch giới thiệu và quảng bá quán ăn, tuyển nhân viên…

Tiếp theo hãy lên cho mình một thực đơn của quán phở mà theo bạn phù hợp và hấp dẫn thực khách nhất.

Trong quá trình khảo sát, bạn cần xem xung quanh đã có quán phở nào hay chưa,

Đặc biệt là những quán phở lớn đã có nhiều người biết đến.

Thực đơn của quán nên đa dạng và phong phú với nhiều loại.

Ngoài ra, thực đơn còn có thể kết hợp thêm những món như cơm chiên thịt bò, phở xào, phở cuốn và các loại nước giải khát.

Trong khi hoạt động: bạn cần quản lý sát sao lợi nhuận và chi phí đầu tư (thu – chi), quan sát cung cách phục vụ của nhân viên để có những định hướng và điều chỉnh phù hợp.

Đặc biệt, dự trù kinh phí cho quán ít nhất từ 3 – 6 tháng đầu tiên là điều vô cùng cần thiết nhằm giúp bạn có phương án thu hút khách hàng hơn.

Xác định rõ mô hình kinh doanh quán phở

Kinh doanh quán phở thành công cần có đối tượng khách hàng rõ ràng.

  • Món phở bạn muốn kinh doanh là gì?

Mỗi quán phở sẽ chỉ nên có thêm 1 – 2 món ăn phụ,

ví dụ như bạn kinh doanh phở bò, thì bạn chỉ nên tập trung vào phở bò (tái, chín, nạm, gầu, gân, bắp, lăn…) và kèm theo món cơm rang dưa bò, cơm rang thập cẩm, hoặc phở xào bò, mỳ xào bò… tức là chuyên về bò.

Không nên làm quán phở bò, kèm thêm phở gà, bún mọc tùm lum đủ thứ, bởi nếu hiểu đích thực về ẩm thực, bạn sẽ thấy mỗi món nước sẽ có sự tinh chỉnh gia vị khác nhau mới ra vị chuẩn.

Bạn làm 3 món nước tức là phải có 3 nồi nước dùng khác nhau không thể dùng chung. Và điều đó thì cực kỳ không nên đối với các quán mới mở.

  • Đối tượng khách hàng bạn sẽ phục vụ là ai?

Dù đối tượng phục vụ là ai thì bạn cũng cần để ý kỹ đến các vấn đề bài trí quán để tạo không gian sạch sẽ, ngon miệng.

Nếu hướng đến đối tượng khách bình dân, phục vụ nhu cầu ăn sáng – ăn trưa thường ngày

Thì mô hình quán phở sẽ đơn giản hơn, không gian cũng như cách bài trí đơn giản vì khách đến quán chủ yếu để ăn nhanh, không có thời gian thưởng thức không gian hay các chi tiết khác.

Những loại phở của quán cần đa dạng, để phục vụ nhiều đối tượng khách.

Với mô hình kinh doanh quán phở hướng tới đối tượng cao cấp hơn như khách du lịch, khách nước ngoài hay khách đi ăn để bàn chuyện công việc, quán phở cần có không gian đủ rộng rãi để đảm bảo tính riêng tư giữa các bàn ăn, đồng thời cách bài trí cần có phong cách riêng như: một nét Hà Nội, văn hóa Việt Nam,… để gây ấn tượng với thực khách.

Một quán phở cần bao nhiêu vốn?

Mở quán phở cần bao nhiêu vốn là câu hỏi khiến nhiều người “đau đầu” nhất khi có ý tưởng kinh doanh quán phở.

Vốn cần cho kế hoạch kinh doanh mở quán phở khoảng dưới 80 triệu,

Bạn chỉ cần chọn những mặt bằng nhỏ với diện tích khoảng 30 – 50m2,

Kê được từ 5 – 7 bộ bàn ghế và có sức chứa khoảng 15 – 20 người 1 lúc.

Bàn ghế

Bạn có thể chọn loại gỗ mới 100% khoảng 1.200.000/ bộ 4 ghế + 1 bàn; inox 550 – 650/ bàn 4 người, khoảng 60.000 – 80.000 đồng/ ghế hoặc ghế nhựa cao khoảng 50.000 – 60.000 đồng/ cái.

Còn nếu không, bạn có thể chọn mua bàn ghế đã qua thanh lý. Sơn lại vẫn đảm bảo chất lượng.

Dụng cụ, công cụ

Bạn nên mua bộ nồi nấu phở chyên dụng gồm 2 nồi + tủ cài nhiệt độ cao dao đọng từ 7 – 11,5 triệu.

Vì nếu dùng loại nồi thông thường bạn vẫn có thể nấu được nhưng sẽ tốn nhiều thời gian và đôi khi hương vị chưa hẳn đã ngon bằng.

Các dụng cụ khác

Chén, đũa, muỗng, các loại chai, lọ, rổ đựng rau, ống đũa… vào khoảng 5 – 7 triệu đồng.

Phí sơn sửa

Trang trí, bảng hiệu rơi vào khoảng 2 – 3 triệu đồng.

Phí thê mặt bằng

Đối với các tỉnh thành nhỏ có thể phí thuê khá nhẹ chỉ khoảng 2 – 5 triệu/ tháng.

Ở thành phố lớn thì cao hơn, khoảng 6 – 8 triệu/ tháng hoặc hơn.

Bạn lưu ý là khi thuê, bạn thường phải đặt cọc 1 – 2 tháng và trả tiền trước ít nhất 1 tháng hoặc hơn.

Tổng cộng các chi phí, theo kinh nghiệm mở quán phở, bạn cần số vốn ở mức 50 triệu.

Cùng khoản dự trù cho 1 – 2 tháng hoạt động đầu tiên là khoảng 50 – 70 triệu đồng.

Bí quyết không thể thiếu cho sự thành công của quán phở

Nước dùng là yếu tố quan trọng nhất quyết định món phở của bạn có ngon và đạt chuẩn hay không.

Thực khách có muốn quay lại hay không tùy thuộc phần lớn vào nước dùng.

Cách nấu nước dùng phở không đơn giản chỉ là ninh hầm xương mà thôi

Mà cách nêm nếm nguyên liệu, gia vị một cách vừa vặn lại phức tạp, cần người Đầu bếp phải am hiểu.

Bên cạnh đó, cách trang trí, cách chọn sợi phở và thịt bò tươi ngon chuẩn vị cũng quan trọng không kém. 

Bạn sẽ càng hiểu rõ điều này hơn khi để ý rằng, nhiều người chẳng ngại chi 40.000 – 50.000 đồng cho 1 tô phở chất lượng.

Vì thế, khi kinh doanh mở quán phở, bạn cần phải chắc chắn rằng bản thân bạn

Hoặc người Đầu bếp phải là người am hiểu cách chế biến phở ngon, chuẩn vị.

Có như vậy, cùng với việc lựa chọn địa điểm tốt, chi phí hợp lý, thực đơn đa dạng,

Tạo được sự khác biệt, nếu bạn vừa là người quản lý và là Đầu bếp chính chính là những lưu ý nhằm tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu của bạn.

Cách bài trí và lựa chọn tông màu chủ đạo của quán

Việc làm này cần làm trước khi tìm mặt bằng cho quán, để bạn có thể xác định ngay lập tức khi thuê được mặt bằng, sẽ sơn sửa quán màu gì, làm biển hiệu như thế nào, tạo menu cho quán với tông màu gì, và đặt in các bức tranh treo tường nào.

Về tông màu chủ đạo, nên lựa chọn những màu sắc có tính mát và hợp với mệnh của chủ quán.

Những màu có tính mát trông sẽ dễ chịu hơn, sạch sẽ hơn, và tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Về cách bài trí quán, bạn sẽ bài trí theo đối tượng khách hàng đã xác định ở trên.

  • Nếu quán dành cho đối tượng bình dân, có thể lựa chọn các hình ảnh về rau sạch, thực phẩm sạch, tranh đồng quê, hoặc những bức tranh chữ về thông điệp bạn muốn truyền tải tới khách hàng.
  • Còn quán dành cho đối tượng phân khúc cao cấp, doanh nhân hoặc khách du lịch, khách nước ngoài… thì bạn có thể lựa chọn hình ảnh của chính thành phố nơi bạn lựa chọn để mở nhà hàng, hoặc lựa chọn hình ảnh nơi xuất xứ món phở bạn kinh doanh.

Những yếu tố này tuy nhỏ, giá thành của những bức tranh trang trí không cao, nhưng nó tạo hiệu ứng cực kỳ tốt cho chất riêng quán của bạn, đặc biệt nếu bạn xác định xây dựng chuỗi sau này.

Chọn mặt bằng kinh doanh quán phở

Mặt bằng rộng rãi

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, vì phở là món ăn ngay, không phù hợp để bán online, nên đa phần khách đến ăn trực tiếp, cần một không gian rộng rãi có sức chứa để phục vụ khách.

Nơi có văn hóa ăn hàng

Nghe có vẻ khá kỳ lạ, nhưng văn hóa ăn hàng nó khác với nơi đông dân cư.

Nơi đông dân cư, chưa hẳn họ đã có nhiều nhu cầu ăn sáng, ăn trưa ngoài hàng,

Bởi nếu khu vực đó, có nhiều bà nội chợ, họ thường có xu hướng nấu bữa sáng bữa trưa tại nhà nhiều hơn là đi ăn ngoài hàng.

Nên để lựa chọn khu vực có văn hóa ăn hàng, bạn cần phải đi thị sát thực tế vào các khung giờ sáng, trưa để biết nhu cầu khu vực đó trước khi thuê mặt bằng.

Thường các khu vực đó sẽ gần bệnh viện, bến xe, và các tòa nhà văn phòng…

Nơi có thể để xe thoải mái

Đây là điểm khó nhất của việc lựa chọn mặt bằng.

Ở thành phố chật trội này kiếm được mặt bằng nào có chỗ để xe thoải mái thật không hề dễ dàng,

Nhưng ít nhất cũng phải có chỗ để xe, khách muốn vào ăn mà không có chỗ để xe thì không ổn rồi.

Giá thuê không quá cao

Khi mới khởi nghiệp, mọi chi phí đều phải chắt chiu, đặc biệt, chi phí tốn kém nhất chính là chi phí thuê mặt bằng,

Bạn càng phải chọn nơi có giá thuê vừa phải đừng đắt quá.

Nhưng bạn yên tâm, nếu bạn lựa các mặt bằng ở ngoài rìa trung tâm thì giá thuê không quá cao đâu.

Nơi có ít quán bán trùng mặt hàng với bạn

Nếu bạn tự tin về công thức nấu của mình đặc biệt và hơn người thì không cần phải lo về sự cạnh tranh.

Nhưng nếu công thức của bạn cũng chỉ nhỉnh hơn các hàng khác chút xíu, thì bạn nên cân nhắc lại để tránh một miếng bánh dù ngon đến mấy mà chia cho nhiều người thì cũng chẳng đủ no.

 

Trên đây là một số thông tin mà Vietclass đã tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !

Xem thêm các kiến thức bổ ích khác tại đây !

Người viết: Quang Nhật

Nguồn: Tổng hợp và chỉnh sửa

Đặng Nhật

Recent Posts

Lần đầu được khen: tưởng vui mà cười ra nước mắt

Mình vẫn nhớ như in cái buổi sáng hôm đó. Hơn hai mươi năm sống…

8 giờ ago

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

1 ngày ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

1 ngày ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

1 ngày ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

2 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

2 ngày ago