Vận dụng Case Study trong chiến lược Marketing cho phép bạn minh họa và giải thích chi tiết cách bạn đạt được thành tựu to lớn trong một tình huống cụ thể. Cùng Vietclass tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây ngay nhé!
Mục Lục
Case Study còn được gợi là Case Method – một phương pháp dạy học dựa trên các nghiên cứu điển hình.
Tại đây, người học sẽ được đặt vào một tình huống cụ thể có thật để tìm kiếm các vấn đề và đưa ra giải quyết tốt nhất cho tình huống đó – theo Hammond, J.S, Đại học Harvard.
Case Study Marketing sẽ bao gồm một số thành phần cơ bản sau:
Trong Case Study không nhất thiết phải bao gồm tất cả danh mục, nhưng nếu bạn càng thêm nhiều chi tiết, thì Case Study trong chiến lược Marketing của bạn càng trở nên hiệu quả.
Hầu hết thời gian, bạn đang thực hiện một nghiên cứu điển hình cho doanh nghiệp của mình.
Bạn muốn cho cả thế giới thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã giúp ích rất nhiều cho khách hàng như thế nào.
Mục tiêu chính của Case Study Marketing là chuyển đổi một người dùng quan tâm trở thành khách hàng trả tiền.
Một Case Study hiệu quả sẽ khiến khách hàng tiềm năng tin tưởng và lựa chọn doanh nghiệp bạn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là các Case Study chỉ được sử dụng ở gần cuối kênh bán hàng.
Sau khi bạn tạo một Case Study, hãy sử dụng nó theo nhiều cách xuyên suốt kênh mua hàng. Cụ thể:
Việt một Case Study trên blog của bạn để truyền tải thông điệp bằng cách quảng bá trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Tạo infographic Social Media bao gồm các trích dẫn hoặc số liệu thống kê từ Case Study của bạn để giúp chúng trở nên bắt mắt và dễ chia sẻ hơn.
Thêm một danh mục các Case Study trên trang web của bạn. Yêu cầu người dùng nhập địa chỉ email để truy cập các Case Study với chia sẻ chi tiết hơn.
Quá trình này cho phép bạn tạo lượng khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng thành những khách hàng đủ điều kiện.
Cung cấp cho đội ngũ bán hàng của bạn các Case Study và khuyến khích họ chia sẻ các Case Study với các khách hàng tiềm năng
=> giúp họ nhìn nhận dịch vụ của bạn đã giúp ích cho người khác như thế nào và có thể mang lại kết quả mà họ mong muốn.
Có nhiều cách để phát triển một Case Study trong chiến lược Marketing, nhưng bắt buộc phải gồm các thành phần sau:
Tiêu đề phải hiển thị rõ ràng những kết quả đã đạt được thông qua chiến dịch.
Thêm kết quả vào tiêu đề để thu hút sự chú ý của người đọc ngay khi nhìn vào.
Cân nhắc đưa tên thương hiệu của bạn vào nhằm đảm bảo bạn có thể thúc đẩy kết quả thành công.
Một Case Study Marketing tuyệt vời sẽ bắt đầu bằng việc thiết lập bối cảnh.
Nó giới thiệu thương hiệu là chủ đề của nghiên cứu và giải thích họ là ai và họ làm gì.
Sử dụng phần này của Case Study để giúp khách hàng tiềm năng xác định chủ đề bằng cách đưa ra các điểm tương đồng giữa các bên.
Giới thiệu vấn đề mà đối tượng mục tiêu mong muốn tìm hướng giải quyết, bao gồm một vài câu về từng vấn đề chính trong chiến dịch tiếp thị
=> đưa ra cam kết phải giải quyết hoặc cải thiện.
Đừng chỉ thêm chỉ số và thống kê vào các đoạn văn trong Case Study mà bạn nên bao gồm thêm các hình ảnh kết quả sống động để giúp người đọc dễ nhận biết hơn.
Sử dụng infographic và chú thích để làm nổi bật các kết quả hàng đầu cũng như những chia sẻ / đánh giá tích cực từ khách hàng.
Sau khi giới thiệu các vấn đề, hãy giải thích những gì bạn đã làm để vượt qua các thử thách.
Liệt kê từng mục tiêu và giải pháp tiếp thị mà bạn đã thực hiện.
Tùy thuộc vào loại Case Study mà bạn muốn tạo => mô tả ngắn gọn cấu trúc tổng thể của chiến dịch của mình.
Cho biết các giải pháp của bạn đã dẫn đến kết quả hữu hình cho chủ đề như thế nào, bao gồm: các chỉ số hiệu suất chính, dữ liệu và thống kê => là kết quả của công việc của bạn. Ví dụ về các chỉ số Digital Marketing có thể bao gồm:
Hiểu được Case Study là gì, nhưng việc tạo ra một cuộc phỏng vấn Case Study không phải là điều dễ dàng.
Các Case Study sẽ mang lại tốt nhất là khi sử dụng các trích dẫn và câu chuyện từ khách hàng có liên quan.
Để giúp bạn làm tốt phần này của quy trình và thu thập thông tin hữu ích từ khách hàng, hãy làm theo các phương pháp mà Vietclass chia sẻ để thực hiện một cuộc phỏng vấn Case Study thành công:
Nếu bạn được giao nhiệm vụ phỏng vấn một khách hàng mà bạn chưa từng làm việc trước đây, đừng đi phỏng vấn mà không có bất kỳ kiến thức nào về dự án.
Hãy trao đổi với quản lý dự án để có cái nhìn tổng quan về dự án và kết quả để khách hàng không cảm thấy bỡ ngỡ – đồng thời bạn sẽ không cần giải thích mọi thứ từ đầu đến cuối.
Mục tiêu của cuộc phỏng vấn đó là tìm được nhiều trích dẫn hay mà bạn có thể sử dụng trong Case Study Marketing của mình.
Tránh sử dụng những câu hỏi có hoặc không sẽ dẫn đến câu trả lời “ngõ cụt” – nghĩa là chỉ có một từ.
Thay vào đó, hãy đưa ra những câu hỏi mở sẽ tạo điều kiện để khách hàng giải thích chi tiết và cung cấp những câu trích dẫn bạn mong chờ.
Bạn nên điều chỉnh các câu hỏi mang tính khuyến khích câu trả lời cụ thể nhất cho các phần đó, ví dụ:
Ngay cả khi bạn đã nhận được đáp án cho tất cả câu hỏi phù hợp, bạn vẫn cần thêm thông tin để hoàn thành Case Study bằng cách hỏi ngược lại khách hàng xem có thể tiếp tục với bất kỳ câu hỏi bổ sung nào sau cuộc phỏng vấn đầu tiên hay không.
Ngoài trích dẫn từ những khách hàng hài lòng, hình ảnh và biểu đồ là những cách hiệu quả để minh họa kết quả mà bạn đã giúp tạo ra.
Dưới đây là một vài ví dụ về biểu đồ tiếp thị mà bạn có thể đưa vào các nghiên cứu điển hình về tiếp thị của mình bằng cách sử dụng các công cụ báo cáo của Alexa.
Các công cụ Kiểm tra Trang web phổ biến như SimilarWeb, Google Webmaster tool, Google PageSpeed Insights, Pingdom… sẽ cung cấp cho bạn một báo cáo đánh giá và chấm điểm chi tiết về các khía cạnh website của khách hàng.
So sánh báo cáo từ khi bạn bắt đầu dự án với báo cáo từ khi kết thúc dự án
=> sẽ giúp mọi người thấy được cách bạn đã giúp khách hàng cải thiện SEO, hiệu suất trang web, bảo mật, danh tiếng và số lượng liên kết trang web của họ.
Cho biết cách bạn đã giúp khách hàng thúc đẩy lưu lượng truy cập cho các từ khóa top đầu.
Báo cáo liệt kê các từ khóa xếp hàng cao cũng như % lưu lượng truy cập không phải trả tiền vào trang web.
Một cách khác để trình bày dữ liệu liên quan đến từ khóa là bao gồm biểu đồ Chia sẻ giọng nói – là tỷ lệ hiển thị mà một thương hiệu nhận được đối với một từ khóa cụ thể.
=> Bạn có thể sử dụng biểu đồ này để giúp người đọc biết được cách bạn đã giúp khách hàng sở hữu các từ khóa thuộc top trong ngành.
Cung cấp hình ảnh so sánh một trang web mục tiêu với những trang web khác trong cùng ngành
=> người đọc sẽ thấy được cách bạn đã giúp khách hàng tăng mức độ cạnh tranh hoặc giành lợi thế so với đối thủ của họ.
Theo Content Marketing Institute: Hầu hết Marketer tại Mỹ đã áp dụng 12 chiến thuật Marketing khác nhau khi thực hiện chiến dịch quảng bá thương hiệu doanh nghiệp của họ.
Trong đó phương pháp Case Study được chứng minh về tính phổ biến và hiệu quả xếp thứ 5 sau: E-newsletter, Blog, Social Media Content và các bài viết trên trang web.
Không những vậy, theo CMI: Có đến 63% Marketer tại Anh nhận định Case Study là một trong những chiến thuật Marketing hiệu quả nhất.
Câu hỏi đặt ra: Chúng ta nên vận dụng Case Study trong các chiến lược Marketing như thế nào để mang lại kết quả cao?
Hãy áp dụng ngay 11 Tips siêu hay của Prodima ngay bên dưới:
Bạn nên tạo một trang web riêng về Case Study Marketing, với tên gọi là “Case Study hay nhất”, “Case Study mới mỗi ngày”… nhưng phải đảm bảo người dùng truy cập có thể tìm thấy dễ dàng.
Bạn hãy làm theo cấu trúc:
Tạo nhiều bài đăng về các mẫu Case Study trên blog
Sau khi hoàn thành một Case Study, bước tiếp theo bạn cần làm là viết một bài blog để trình bày với người đọc về nó.
Mẹo hay: Bạn nên xác định rõ nhu cầu của khách hàng.
Thay vì đặt tiêu đề “Case Study của công ty XXXX”, bạn nên viết về một vấn đề thách thức / những khó khăn mà công ty đã vượt qua.
Sau đó, hãy đưa Case Study đã hoàn thành để minh họa cho việc vấn đề đó đã được giải quyết như thế nào.
Tốt hơn, bạn không nên thêm công ty, dịch vụ / sản phẩm vào làm nội dung chính.
Hãy viết về những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải và cách vượt qua.
Ngày nay, các dịch vụ về Internet có nhiều thay đổi mới – mọi người có xu hướng chuyển sang xem video nhiều hơn là đọc một bài phân tích dài.
Việc đầu tư vào các video về Case Study là gì, các bài học đúc kết từ Case Study đó… sẽ giúp bạn truyền đạt giá trị mạnh mẽ và tạo ra nhiều chuyển đổi tuyệt vời.
Cung cấp nhiều bằng chứng hữu ích giúp khách truy cập hài lòng và hiểu hơn về doanh nghiệp.
Trang chủ là khu vực tuyệt vời để bạn thực hiện điều này. Một vài cách trình bày Case Study hiệu quả:
Các chuyên gia Marketing trên toàn thế giới đều nhận định xu hướng Marketing hiện nay chính là cá nhân hóa.
Bạn có thể viết Case Study của mình tốt hơn nếu có thể kết nối chặt chẽ với các khách truy cập trang web.
Tâm lý chung của mọi người là sẽ chú ý và phản ứng đến những thứ mà họ đã quen thuộc.
Không nhất thiết bạn sẽ sử dụng các CTA này là những cửa sổ bật lên lớn – thay vào đó hãy tạo các CTA có liên quan nhưng kín đáo hơn để mang lại kết quả tốt nhất.
Hãy thử nghiệm CTA trượt/pop-up trên một vài trang sản phẩm hoặc trong các bài viết của bạn
=> thêm liên kết điều hướng đến Case Study để thu hút người đọc click vào khi sử dụng dịch vụ / sản phẩm đó.
Thêm một cách tuyệt vời để vận dụng Case Study chính là đưa vào các chiến dịch Email Marketing ngay khi bạn thiết lập danh sách phân đoạn theo ngành.
Ví dụ: Nếu bạn có Case Study Marketing về ngành bảo hiểm
=> hãy gửi Email (đã thêm Case Study” đến các địa chỉ khách hàng về bảo hiểm đã thu thập.
Đây là cách giúp bạn nuôi dưỡng các lead hiện tại và mới.
Case Study là một tài liệu phù hợp để chia sẻ trên các trên Social Media.
Một vài ví dụ về cách sử dụng Case Study trên mạng xã hội:
Chỉ khi đội ngũ Sales của bạn hiểu rõ Case Study là gì thì mới cung cấp nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu và đạt được thành công thông qua các cuộc gọi hay trao đổi trực tiếp.
Các chuyên gia Marketing cho biết: Người dùng sẽ đi qua 70% – 90% hành trình mua hàng rồi mới liên hệ với nhà cung cấp.
Đồng nghĩa, họ sẽ tìm hiểu thông tin rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
Đội ngũ Sales không cần dành toàn bộ thời gian để gọi cho khách => giúp họ hiểu về tính năng / lợi ích của sản phẩm.
Họ sẽ được đào tạo chuyên sâu về Case Study để giải quyết tốt từng giai đoạn của người mua.
Hiểu rõ Case Study sẽ giúp đội ngũ Sales dễ dàng thuyết phục đối tượng mục tiêu mua hàng hoặc những người đã dành sự quan tâm đến doanh nghiệp bạn trước đó.
Đừng bỏ qua việc gắn Case Study vào chữ ký Email của bạn, vì chúng có thể đem lại thành công không ngờ tới – đặc biệt, bạn nên trang bị cho đội ngũ Sales của mình.
Bạn có thể tham khảo về trường hợp này với chữ ký của Marketing Manager của Hubspot:
Evergreen Presentations tạm dịch là Các bài thuyết trình không bị lỗi thời theo thời gian.
Khác với những nội dung được tạo ra để đáp ứng xu hướng, các nội dung Evergreen có giá trị bền vững và tồn tại trong thời gian dài – luôn nhận được sự quan tâm của người đọc vì giá trị thông tin mang lại.
Hãy tạo ra một danh mục Evergreen Presentations về Case Study.
Chúng sẽ được sử dụng ở nhiều nơi, mọi thời điểm và ứng dụng tốt cho mọi nhiệm vụ: mạng xã hội, bài blog, trong đào tạo nhân viên…
Từ những bài thuyết trình về Case Study, bạn có thể trình bày chúng chi tiết hơn bằng cách viết và đăng tải lên SlideShare.
Không chỉ giúp tối ưu từ khóa tốt, Slideshare còn sở hữu 60 triệu người dùng tiềm năng mà bạn có thể khám phá.
Thêm vào đó, SlideShare thuyết trình rất dễ sử dụng, nhúng liên kết và chia sẻ trên các mạng xã hội.
Các Case Study trong Marketing có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tuyệt vời, nhưng bạn phải bỏ thời gian và nỗ lực thật nhiều.
Hãy nhớ rằng niềm tin là rất quan trọng khi chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Nếu bạn không có lòng tin, bạn sẽ tự tay “dâng” khách hàng cho các đối thủ cạnh tranh. Một Case Study Marketing cũng là cách bạn thể hiện kỹ năng và thành tích trước khách hàng.
Trên đây là một số thông tin mà Vietclass đã tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !
Tổng hợp và chỉnh sửa: Quang Nhật
Tham khảo nguồn: prodima.vn
Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…
Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…
Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…
Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…
Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…
Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…