Mục Lục
Vốn mở quán luôn là yếu tố quan trọng cần lưu tâm đầu tiên khi quyết định kinh doanh một loại hình nào đó.
Tùy thuộc vào số vốn mà bạn có để lựa chọn địa điểm mở quán, tìm chọn mặt bằng sao cho phù hợp.
Nếu bạn có ý định mở một quán ốc nhỏ vỉa hè thì số vốn sẽ khoảng 35 – 50 triệu đồng dùng cho việc mua bàn ghế, chén đĩa, thuê mặt bằng, mua nguyên liệu, thuê nhân viên phục vụ…
Chi phí này có thể chênh lệch tùy vào vị trí quán (nội thành, ngoại thành, mặt tiền, trong hẻm) hay diện tích mặt bằng.
Ngoài ra, một khoản kinh phí dự trù cho vài tháng đầu khi kinh doanh chưa thu lại lợi nhuận cũng là điều cần phải lưu tâm.
Yếu tố hàng đầu để kinh doanh quán ốc thành công chính là chất lượng món ốc của bạn có đủ hấp dẫn, hợp khẩu vị số đông khách hàng hay không.
Ngoài ra, đầu tư vào nguyên liệu chế biến tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như luôn làm mới thực đơn cũng là yếu tố giữ chân khách hàng.
Đối với kinh doanh quán ốc thì bí quyết pha nước nước chấm là vô cùng quan trọng, ốc ngon nhưng nước chấm không hấp dẫn cũng sẽ khiến ốc mất đi hương vị.
Khi mở quán ốc, bạn nên có cách pha nước chấm riêng tạo nên phong cách riêng độc đáo cho quán mình, để thu hút được khách hàng.
Với món ốc thì thực đơn cần đa dạng ốc luộc, ốc xào, ốc hấp…
Đặc biệt mỗi vùng miền lại có khẩu vị khác nhau, nên khi chế biến bạn cũng cần hết sức chú ý đến vấn đề này.
Dù kinh doanh mặt hàng nào thì cũng không thể bỏ qua bước này.
Trước khi mở quán ốc, bạn cần tìm hiểu xem xung quanh đó đã có quán ốc nào chưa,
Nếu có thì xem quán đó có những món gì,
Cách chế biến ra sao,
Lượng khách đến ăn như thế nào,
Đối tượng khách hàng là những ai…
Để có thể phân khúc đối các tượng khách hàng dễ dàng hơn, cũng như nắm được tâm lý khách hàng để thu hút khách nhiều hơn quán khác.
Khi mở quán ốc kinh doanh, bạn không cần thuê mặt bằng quá rộng ở những đường lớn, như vậy sẽ rất lãng phí.
Chỉ cần mặt bằng nhỏ, nhưng nếu ốc ngon và giá cả hợp lý, thái độ phục vụ nhanh thì đảm bảo vẫn rất đông khách.
Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn hẻm không quá nhỏ, có chỗ để xe, dễ tìm, an ninh…
Và bạn cũng đừng quên thuê người trông xe cho khách mỗi khi đến quán ăn ốc, tránh xảy ra tình trạng mất cắp.
Đây là vấn đề vô cùng quan trọng khi kinh doanh quán ốc, bạn cần tìm được nguồn nguyên liệu tươi ngon, chỉ chế biến trong ngày.
Người kinh doanh thường mua từ các chợ đầu mối lớn, hay các đại lý thủy hải sản…
Khi mới mở quán, chỉ nên lấy số lượng vừa phải đủ dùng trong ngày, hôm nào lấy bán hết hôm đó, không được sử dụng nguyên liệu cũ của hôm trước.
Như vậy, ốc sẽ không còn tươi ngon, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và hình ảnh của quán.
Ngoài những yếu tố trên, bạn cần lưu ý thêm những vấn đề sau khi kinh doanh quán ốc giá bình dân:
Nguyên liệu phải tươi ngon,
Quy trình chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vì ốc là món dễ gây dị ứng, ngộ độc đối với những khách hàng có bệnh về tiêu hóa.
Dù bạn mở quán bình dân hay vỉa hè thì cũng cần lưu ý đến vấn đề quảng bá.
Tận dụng các bảng hiệu lớn, tờ rơi hoặc có thể quảng bá trên mạng xã hội để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Thái độ phục vụ khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh,
Do đó bạn nên đào tạo đội ngũ phục vụ thân thiện, nhanh nhẹn, tươi cười đón khách đến, chào khách đi…
Tạo được ấn tượng tốt, lần sau khách sẽ quay trở lại.
Phải có khả năng quản lý tài chính, bạn phải kiểm soát kỹ đầu vào đầu ra chi phi để có chiến lược kinh doanh rộng hơn sau này ví dụ như mở rộng quán, tiền thuê nhân viên, mặt bằng,…
Trên đây là một số thông tin mà Vietclass đã tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !
Xem thêm các kiến thức bổ ích khác tại đây !
Người viết: Quang Nhật
Nguồn: Tổng hợp và chỉnh sửa
Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…
Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…
Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…
Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…
Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…
Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…