Để đảm bảo trang web của bạn luôn hoạt động tốt nhất và đáp ứng trải nghiệm người dùng truy cập thì phải cần đến sự trợ giúp của các công cụ khác nhau. Cùng Vietclass tìm hiểu ngay công cụ GTmetrix qua bài viết sau đây ngay nhé!
Mục Lục
GTmetrix là một trong những công cụ giúp kiểm tra hiệu suất và tốc độ trang web được tin dùng nhiều nhất hiện nay.
Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng GTmetrix kết hợp 2 công cụ Insights YSlow và Google PageSpeed để đánh giá điểm số trang và tạo ra những đề xuất hữu ích.
Dựa vào điểm số từ GTmetrix, bạn có thể phân tích chi tiết các ưu – nhược điểm của website. Thông qua những hướng dẫn cụ thể từ GTmetrix, bạn dễ dàng cải thiện chúng tốt hơn.
GTmetrix cho phép người dùng trải nghiệm miễn phí, nếu muốn sử dụng các tính năng nâng cao thì phải chuyển sang gói cao cấp (trả phí).
GTmetrix sẽ phân tích và đánh giá một trang web thông qua 5 điểm sau:
Sau khi kiểm tra, bạn thấy các file nào load quá lâu thì nên cân nhắc loại bỏ hoặc tối ưu lại để trang web hoạt động tốt hơn.
Nếu điểm YSlow Score và PageSpeed Score cao, chứng tỏ trang web của bạn hoạt động rất tốt.
GTmetrix không sử dụng thuật toán tính điểm riêng, mà sẽ dựa vào bên thứ 3 để đánh giá như:
Hoàn toàn được!
Số lượng người sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin, xem hình ảnh… chiếm phần lớn hiện nay.
Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là người dùng di động thì vấn đề này lại càng được chú trọng hơn.
Trên thị trường có rất nhiều mẫu thiết bị di động khác nhau.
Chẳng hạn một chiếc di động có cấu hình thấp khi hiển thị Javascript sẽ mất rất nhiều thời gian hơn là PC.
Do đó, nếu dung lượng JavaScript trên website khá lớn, sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ tải trang trên giao diện Mobile.
Sau khi hiểu rõ về GTmetrix là gì, chắc hẳn bạn rất muốn check tổng quan website của mình ngay đúng không?
Prodima sẽ nhanh chóng hướng dẫn cho bạn cách kiểm tra trang web nhanh chóng chỉ qua 3 bước sau:
=> Bạn sẽ nhận được nhiều kết quả phân tích dựa trên 5 điểm mà Prodima đã chia sẻ ở phần trên.
Số điểm an toàn sẽ > 75%, nếu điểm số cao hơn thì chứng tỏ website của bạn đang hoạt động rất tốt.
Ngược lại, nếu điểm đánh giá < 75%, thì bạn cần dò xét các yếu tố nào đang tác động tiêu cực trong website và làm theo hướng dẫn của GTmetrix để khắc phục triệt để.
Ngay bên dưới phần đánh giá 5 điểm sẽ hiển thị phần khung gồm từng tiêu chí rất chi tiết.
Điều bạn cần quan tâm nhất là PageSpeed Score (Kiểm tra tốc độ tải trang).
Nhấp vào khung PageSpeed Score và kiểm tra 4 yếu tố sau:
GTmetrix sẽ liệt kê chi tiết tất cả thành phần nào chưa được tối ưu – các vấn đề chưa tốt mà bạn cần khắc phục ngay lập tức.
YSlow gợi ý tất cả giải pháp hữu ích giúp tăng tốc độ tải trang. Cột YSlow nằm ngay bên dưới, bạn hãy click vào để theo dõi thông tin cụ thể.
Trong đó, bạn cần quan tâm 6 tiêu chí sau:
Chúng ta đã tìm hiểu về cách check website với GTmetrix là gì rồi.
Trong phần này, Vietclass sẽ hướng dẫn cho bạn cách tối ưu PageSpeed (Tốc độ tải trang) ngay sau đây:
PageSpeed (Tốc độ tải trang) là một tab mặc định sẽ hiển thị khi bạn testing Gtmetrix. Tab này sẽ chấm điểm website dựa trên các quy tắc của Google PageSpeed.
Công cụ này sẽ có tất cả 26 quy tắc, đánh giá một trang web với điểm từ 0-100 (càng cao càng tốt). Sau cùng, kết quả chính là các điểm số được cộng lại => điểm số PageSpeed tổng thể.
Đặc biệt, trong 26 quy tắc này không có trọng số đồng đều. Do đó, có một vài quy tắc sẽ ảnh hưởng đến điểm tổng thể cuối cùng của bạn.
Dưới đây sẽ là 7 cách tối ưu tốc độ tải trang tốt nhất bạn nên áp dụng:
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, chiếm đến 50% tổng dung lượng trang web. Do đó, cần tối ưu thật tốt để đảm bảo dung lượng càng nhẹ càng tốt.
Một vài mẹo hữu ích để tối ưu hình ảnh trước và sau khi tải lên trang web:
Phần này sẽ liên quan đến HTML. Kích thước được chỉ định khi nhúng vào website sẽ hiển thị như sau:
=> Trang web WordPress sẽ mặc định điều này khi bạn chèn ảnh.
Còn được gọi Scaled image – hình ảnh có kích thước tương đồng với kích thước được định nghĩa trong HTML hoặc CSS.
Mỗi hình ảnh upload phải khớp với kích thước màn hình hiển thị trên PC, di động hay laptop… Bạn nên resize hình ảnh trước khi tải lên để giảm thiểu độ nặng cho website.
Khi nói đến Thời gian tải trang, đồng nghĩa: Tốc độ trang web hiển thị nhanh như thế nào cho người dùng truy cập. Hoặc có thể hiểu đơn giản: Mất bao nhiêu thời gian để hiển thị trang web!
Javascript có thể là nguyên nhân khiến website của bạn tải chậm. Vì khiến các trình duyệt tạm dừng để xử lý và giúp Javascript hiển thị.
=> Đó cũng là lý do khi chúng ta check Google PageSpeed thường gặp cảnh báo “render-blocking JavaScript”
Để khắc phục vấn đề này, bạn nên chọn Defer parsing JavaScript (trì hoãn JavaScript). Nghĩa là JavaScript chỉ được xử lý khi trang web đã hiển thị.
Có nhiều công cụ hỗ trợ cải thiện tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng như WP Rocket, Async JavaScript…..
Nếu xét về mặt kỹ thuật thì 3 quy tắc này hoàn toàn khác nhau.
Nhưng vì khái niệm chung khá tương đồng nên Vietclass sẽ gom lại thành 1.
Nhìn chung, việc nén HTML, CSS và JavaScript sẽ gồm các công việc: Loại bỏ các khoảng trống, ký tự dư thừa hoặc ngắt dòng không cần thiết trong code.
Hầu hết các Cache plugin hiện nay (như WP rocket, Swift performance hoặc Autoptimize) đều hỗ trợ tính năng này.
Lưu ý: Khi nén CSS và JavaScript có thể phá vỡ cấu trúc website hiện tại, cụ thể là các cột bị xô lệch mất hết style.
Vietclass đã nhắc đến việc Tối ưu hình ảnh hay còn là nén ảnh trước khi upload lên website.
Còn Compression là sử dụng Gzip để nén tất cả file trên server => giảm dung lượng size khoảng 70%.
Tác dụng của việc này là điều hướng lượng traffic trên website.
Tuy nhiên, đừng lạm dụng việc điều hướng sẽ dẫn đến tác dụng ngược. Tốt nhất là càng ít dùng càng tốt.
Vì mỗi lần chuyển hướng sẽ khiến độ tải trang chậm đi. Tất cả Internal link (Liên kết nội bộ) nên được chuyển đến URL đích (thay vì chuyển hướng lòng vòng).
Chắc hẳn bạn cảm thấy khá lạ lẫm về cái tên này. Nhưng đây là thủ thuật khá phổ biến hiện nay, dùng để kết hợp các hình ảnh bằng CSS.
Sử dụng CSS Sprites sẽ giúp cải thiện tốc độ tải trang nhờ giảm số lượng request khi upload hình ảnh.
Tuy nhiên, bạn không nên triển khai cho tất cả hình ảnh. CSS Sprites không hỗ trợ tối ưu SEO vì bạn không thể thêm Image Alt Text.
Tốt nhất, bạn chỉ cần dùng CSS Sprites để kết hợp với Logo hay các hình ảnh trang trí…
Bộ nhớ trình duyệt cũng là yếu tố hỗ trợ tăng tốc độ tải trang tuyệt vời. Vì nó lưu lại các tài nguyên tĩnh trong trình duyệt của người dùng => để khi truy cập các lần sau thì không cần load lại.
Hiện có nhiều Cache plugin hỗ trợ tính năng này như: WP Fastest Cache, WP Rocket và WP Super Cache.
Hy vọng qua bài viết tham khảo và tổng hợp được của Vietclass, bạn đã hiểu rõ về GTmetrix là gì cũng như cải thiện tốc độ tải trang dựa trên GTmetrix như thế nào hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin mà Vietclass đã tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !
Tổng hợp và chỉnh sửa: Quang Nhật
Tham khảo nguồn: seothetop.com, prodima.vn
Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…
Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…
Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…
Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…
Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…
Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…