NFT là gì? Điều gì tạo nên cơn sốt NFT trong thời gian vừa qua? NFT từ khóa đang được dân tình săn lùng trong đầu năm 2022 vậy thuật ngữ này ám chỉ cho điều gì? Cùng Vietclass tìm hiểu thêm về thuật ngữ này qua bài viết sau đây ngay nhé!
Mục Lục
NFT là gì?
Ngược lại với “fungible” là “non-fungible” – khi mỗi đơn vị của tài sản khác biệt với tất cả đơn vị khác và kh
NFT là viết tắt của cụm từ Non-Fungible Token (tạm dịch: Token không thể thay thế). Trong đó “fungible” thường được dùng trong lĩnh vực kinh tế, có nghĩa là các đơn vị riêng lẻ của một tài sản có thể thay thế cho nhau và về cơ bản, không thể phân biệt được với nhau.
Ví dụ, hai tờ 5 USD hoàn toàn có thể hoán đổi với một tờ 10 USD và một tờ 10 USD lại có thể đổi với bất kỳ tờ 10 USD nào khác.
Tương tự khi mua Bitcoin, người chơi không quan tâm mình nhận được đồng nào mà chỉ nhắm đến giá trị của nó.
Đây là đặc điểm bắt buộc với một tài sản hoạt động như một phương tiện trao đổi.
ông thể thay thế cho nhau. NFT về cơ bản là một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép. Nó được lưu trữ trong một blockchain và được sử dụng để đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa điện tử. Nhờ vào bản chất an toàn của công nghệ blockchain, hồ sơ về quyền sở hữu luôn có sẵn, không thể được sửa đổi và đảm bảo rằng chỉ có một chủ sở hữu tại một thời điểm. (Theo VnExpress)
Tại sao nên xem xét việc tạo NFT?
Lợi ích trước mắt đầu tiên cho doanh nghiệp khi tạo NFT là chứng minh được quyền sở hữu kỹ thuật số nhất quán hơn.
Nếu bạn phát hành ebook, tweet, tác phẩm nghệ thuật, nhạc, video hoặc bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào khác, thì việc có một NFT được liên kết với nội dung đó sẽ giúp chứng minh tính xác thực của nó. Ngay cả khi ai đó cố gắng sao chép hoặc giả mạo nội dung đó, người dùng của bạn vẫn được bảo vệ vì tính xác thực đó. Điều này làm giảm khả năng cộng đồng của bạn trở thành nạn nhân của những trò gian lận và giả mạo.
NFT cũng có thể được sử dụng để truy cập vào bất kỳ chương trình hay sự kiện nào có thể bán vé kỹ thuật số trực tuyến bằng cách liên kết NFT với điểm truy cập. Thông qua đó, bạn có thể mang đến cho khán giả của mình trải nghiệm mượt mà hơn nhiều. Đồng thời, bạn cũng có thể bảo vệ tư cách thành viên hoặc sự kiện của mình khi có ai đó phân phối lại những sự kiện đó. Mỗi khi ai đó cố gắng bán lại NFT của bạn, bạn vẫn sẽ nhận được khoản tiền được nêu trong “hợp đồng thông minh”.
Hướng dẫn tạo NFT đơn giản nhất
Các doanh nghiệp/cá nhân đang muốn tham gia thị trường NFT đầy sôi động và tiềm năng này có tham khảo cách thức tạo NFT đơn giản sau:
Xác định mục tiêu tạo NFT
Trước khi bắt đầu hành trình vào không gian NFT bạn cần xác định rõ những gì bạn muốn NFT mang lại cho doanh nghiệp, những gì doanh nghiệp của bạn có thể mang lại cho cộng đồng và ngành của bạn thông qua NFT.
Chẳng hạn, nhiều nghệ sĩ bắt đầu tham gia NFT để xây dựng thương hiệu cá nhân, chia sẻ về hoạt động cũng như sản phẩm nghệ thuật của họ tới trực tiếp người dùng và cung cấp giá trị mới theo những cách mà những hoạt động truyền thống không thể thực hiện được. Các thương hiệu khác đang xây dựng NFT để tạo ra một cộng đồng hoặc nhằm mục đích gây quỹ.
Lựa chọn loại tài sản muốn chuyển thành NFT
Để tham gia thị trường này, trước tiên bạn cần xác định loại tài sản mà bạn muốn chuyển thành NFT, đó có thể là một bức tranh, hình ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử, meme, GIF hoặc thậm chí là một tweet,…
Một lưu ý quan trọng là bạn cần đảm bảo rằng mình có quyền sở hữu đối với những item này, nếu không bạn có thể phải đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý trong tương lai.
Lựa chọn blockchain phù hợp
Sau khi đã lựa chọn được loại tài sản kỹ thuật số phù hợp, hãy bắt đầu quá trình đúc nó thành NFT. Trước tiên cần xác định công nghệ blockchain mà bạn dự định sử dụng cho NFT của mình. Các thị trường NFT phổ biến nhất (và dễ sử dụng nhất) chủ yếu chạy trên blockchain Ethereum, ngoài ra còn một số lựa chọn khác như Polygon, Tezos, Polkadot, Cosmos và Binance Smart Chain.
Thiết lập ví điện tử
Ví điện tử được sử dụng để lưu trữ, quản lý tiền điện tử, cũng như bất kỳ NFT nào mà bạn dùng để đúc hoặc mua. Có nhiều loại ví khác nhau mà bạn có thể lựa chọn, tuy nhiên cần chú ý rằng: ví được chọn phải tương thích với blockchain bạn đang sử dụng.
Ví MetaMask là một trong những ví được hỗ trợ rộng rãi bởi các ứng dụng dựa trên Ethereum như OpenSea, Foundation,… và có thể được sử dụng làm tiện ích mở rộng của Chrome/Firefox hoặc ứng dụng iOS/Android. Nếu không sử dụng các blockchain không dựa trên Ethereum bạn có thể xem xét ví của Coinbase.
Cả MetaMask và Coinbase sẽ cung cấp cho bạn một cụm 12 từ ngẫu nhiên với tên gọi “seed phrase”, được sử dụng để giúp bạn khôi phục tài khoản khi gỡ cài đặt ứng dụng hoặc cần thiết lập ví của mình trên một thiết bị mới. Cụm từ này rất quan trọng nên bạn cần lưu trữ cẩn thận. Nếu không, bạn sẽ mất toàn quyền truy cập vào bất kỳ tiền điện tử hoặc NFT nào được lưu trữ trong ví đó.
Chọn NFT Marketplace và kết nối ví
Sau khi thiết lập xong ví, công việc tiếp theo là lựa chọn một NFT Marketplace (sàn giao dịch NFT) phù hợp. Một số NFT Marketplace hàng đầu có thể kể đến như OpenSea, Axie Marketplace, Larva Labs/CryptoPunks, NBA Top Shot Marketplace, Rarible, SuperRare, Foundation, Nifty Gateway, Mintable và ThetaDrop.
Nghiêm túc nghiên cứu từng NFT Marketplace để tìm một nền tảng phù hợp với NFT của bạn. Ví dụ: Axie Marketplace là shop online cho trò chơi NFT hàng đầu Axie Infinity, còn NBA Top Shot là một marketplace tập trung vào bóng rổ. Điều quan trọng cần lưu ý là một số marketplace yêu cầu tiền điện tử của riêng họ.
Khi đã chọn được NFT Marketplace phù hợp, bạn cần kết nối nó với ví kỹ thuật số của mình để trả các khoản phí cần thiết khi đúc NFT và quản lý các khoản tiền bán hàng khác.
Bài viết này sẽ chia sẻ cách làm trên nền tảng OpenSea.
Để kết nối ví với NFT Marketplace đã chọn hãy thực hiện theo các bước sau
- Bước 1: Truy cập trang web: https://opensea.io/ và chọn Create
- Bước 2: Chọn loại ví mà bạn đang sử dụng (MetaMask, Coinbase Wallet, WalletConnect,…)
- Bước 3: Nếu bạn sử dụng hai loại ví phổ biến hiện nay là MetaMask và Coinbase thì việc kết nối sẽ dễ dàng hơn thông qua việc cài đặt tiện ích mở rộng trên trình duyệt hoặc quét mã QR.
Hướng dẫn tạo NFT trên OpenSea
Bước 1: Chọn Create
Bước 2: Tải lên một hình ảnh, video, audio hoặc một định dạng bất kỳ mà bạn muốn chuyển thành NFT bằng cách nhấn vào hộp có biểu tượng hình ảnh.
Bước 3: Đặt tên cho file vừa tải lên. Trong mục External Link bạn có thể thêm URL bên ngoài trỏ đến như địa chỉ một trang web hoặc liên kết tài khoản mạng xã hội của bạn. Thêm mô tả để người mua tiềm năng hiểu rõ hơn về NFT trong phần Description.
Bước 4: Lựa chọn blockchain cẩn thận và phù hợp vì sau này bạn không thể thay đổi được (blockchain Polygon hiện không yêu cầu trả bất kỳ khoản phí nào)
Bước 5: Nhấn Create để hoàn thành.
Để bán NFT này trên OpenSea, bấm nút Sell sau đó thiết lập giá và thời gian bán trong bao lâu. FT làCần lưu ý đến mục Fees, đây là phí dịch vụ mà bạn phải trả cho OpenSea. Sau đó bấm vào Complete listing. Check lại thông tin và chọn Sign để kết thúc.
Tạm kết
Với cách tạo đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể đúc NFT cho riêng mình, tuy nhiên điều này cũng vô tình tạo nên nhiều nguy cơ cho các hoạt động lừa đảo và gian lận. Do đó, khi quyết định tham gia thị trường này bạn cần chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những rủi ro có thể có.
Trên đây là một số thông tin mà Vietclass đã tìm hiểu và tỏng hợp được từ nhiều nguồn, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị!
Tổng hợp và chỉnh sửa: Quang Nhật