Kiến thức

Phân tích tất tần tật mọi thông tin về Marketing Mix

Marketing Mix là gì ? 

Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.

Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953 bởi Neil Borden,

Là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp.

Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi.

Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học.

Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có:

Product (sản phẩm),

Price (giá cả),

Place (phân phối),

Promotion (xúc tiến)

Được sử dụng trong hoạt động Marketing hàng hóa.

Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành 7Ps theo sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại.

Các chuyên gia marketing đã đưa ra 3P bổ sung khác là

Process (quy trình),

People (con người),

và Physical Evidence (bằng chứng vật lý)

Tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình.

Về cơ bản thì mô hình marketing mix bao gồm gồm 4 thành phần với sản phẩm hữu hình và 7 thành tố cho sản phẩm vô hình, và thuyết 4Cs.

Nói cách khác các thành phần của marketing mix bao gồm 3 mô hình đó là: 4P, 7P và 4C.

Vai trò của marketing mix

Nhắc đến vai trò của marketing mix, nó là yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Được coi là cầu nối giữa người mua và người bán,

Giúp người bán có thể dễ dàng hơn trong việc hiểu được những nhu cầu thực tế của người mua

Từ đó giúp thỏa mãn một cách tối ưu nhất.

Nhờ vậy có thể hoạch định được các chiến lược tiếp thị phù hợp nhất.

  • Phân bổ trách nhiệm:
    • Marketing mix đóng vai trò đem lại sự chuyên môn hóa.
    • Nhờ đó giúp phân bổ trách nhiệm đến từng thành viên, công việc được chia nhỏ đảm bảo được tính S.M.A.R.T
  • Cung cấp những dữ liệu giá trị để phân bố tài nguyên:
    • Mỗi một chiến dịch marketing thành công đều cần phải được đảm bảo bởi sự phân bổ nguồn lực bao gồm tài chính và con người.
  • Phân tích cơ cấu lợi nhuận – chi phí
  • Tạo cơ hội xúc tiến thương mại

Marketing mix 4P truyền thống

Đây là mô hình marketing được xây dựng năm 1960 bởi E. Jerome McCarthy.

Khi đó, mô hình Marketing mix 4Ps đã vô cùng nổi tiếng và được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp.

Hơn nữa nó còn được sử dụng để giảng dạy trong các trường đại học trên toàn thế giới.

Mô hình Marketing 4Ps là nền móng cho khái niệm Marketing Mix hiện nay.

Dưới đây sẽ là mô hình 4P trong marketing mix truyền thống bạn có thể tham khảo:

4 yếu tố cổ điển trong Marketing mix là gì

Product (Sản phẩm)

Product là 1 trong những thành phần của marketing mix đầu tiên trong chuỗi 4p.

Đó có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình nào đó.

Ví dụ

Mì Tiến Vua từng là một sản phẩm mới trong ngành hàng mì ăn liền vốn đã có rất nhiều đối thủ mạnh, và chỉ trong 3 tháng tung hàng, Tiến Vua đã đạt được những chỉ số mà các nhãn hàng khác phải mất ít nhất 6 tháng hoặc hơn để đạt được, với Proposition “Mì vì sức khỏe, do không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn”

Sau tất cả, người làm marketing cần phải tự hỏi chính mình: Cần phải làm gì để mình có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ tới thị trường tốt hơn so với những đối thủ cạnh tranh còn lại?

Tuy nhiên, nếu bạn muốn như thế thì bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng muốn gì từ sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp
  • Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào
  • Khách hàng sử dụng chúng ở đâu
  • Tính năng gì sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của họ
  • bạn có tạo ra những tính năng thừa thãi hay không?
  • Tên sản phẩm/dịch vụ bạn muốn cung cấp là gì? nó có bắt tai hay không.
  • Kiểu dáng bạn muốn cung cấp cho sản phẩm/dịch vụ là gì
  • Sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh
  • Hình thủ cuối cùng co sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn cung cấp sẽ có dạng như thế nào

Price (Giá cả)

Giá sản phẩm hay chính là chi phí khách hàng phải bỏ ra để sở hữu/ sử dụng sản phẩm dịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm.

Việc định giá trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay trở nên vô cùng quan trọng và đầy thách thức.

Nếu giá sản phẩm được đặt quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung bán theo số lượng lớn hơn để thu về lợi nhuận.

Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển hướng sang sản phẩm đối thủ cạnh tranh.

Các yếu tố chính nằm trong chiến lược giá bao gồm điểm giá ban đầu, giá niêm yết, chiết khấu %, thời kỳ thanh toán,…

Ngoài ra, giá bán quá cao có thể khiến khách hàng bỏ qua lợi ích mà sản phẩm của bạn có thể đem lại.

Thế nên bạn hãy nghiên cứu chính xác yếu tố giá thị trường và giá bán đổi thủ để có thể xác định giá bán cho sản phẩm của mình thật phù hợp.

Khi xác định giá bán, marketer nên cân nhắc giá trị khách hàng nhận được của một sản phẩm.

Có ba chiến lược định giá chính bao gồm:

  • Market penetration pricing (định giá thâm nhập).
  • Market skimming pricing (định giá hớt váng).
  • Neutral pricing (định giá trung lập).

Để có được chiến lược định giá chuẩn xác, bạn cần xác định:

  • Bạn cần chi bao nhiêu để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
  • Giá trị nhận được khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn là gì?
  • Nếu bạn giảm giá bán của sản phẩm, liệu thị phần có tăng lên?
  • Giá bán mà bạn đang cung cấp có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường?

Place (Phân phối)

Các kênh phân phối là đại diện cho nơi mà một sản phẩm có thể được trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu.

Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các cửa hàng thương mại điện tử trên internet.

Sở hữu hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

Nếu doanh nghiệp không đầu tư, phát triển kênh phân phối đúng mức có thể làm lãng phí công sức quảng cáo, sản xuất sản phẩm mà không đưa ra thị trường thành công.

Dưới đây là các chiến lược phân phối bạn có thể tham khảo

  • Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
  • Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
  • Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
  • Nhượng quyền (franchising).

Ngoài ra, bạn cần để ý những vấn đề sau:

  • Khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn ở đâu.
  • Nơi nào khách hàng của bạn thường xuyên tới để mua sắm?
  • Bạn có thể tiếp cận những kênh phân phối nào? Tiếp cận chúng ra sao?
  • Hệ thống phân phối của doanh nghiệp bạn khác biệt với đối thủ ra sao?
  • Bạn có cần hệ thống phân phối mạnh hay không?
  • Bạn có cần bán sản phẩm của mình trên môi trường kinh doanh trực tuyến hay không?

Promotions (xúc tiến thương mại)

Các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết được về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được coi là xúc tiến thương mại.

Từ ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự hơn, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm năng.

Các hoạt động ở khâu này gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên đài phát thanh,…

Với ngân sách lớn hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện tài trợ cho các chương trình truyền hình hay các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tổ chức các chương trình dành cho khách hàng thân thiết,… để tăng độ nhận biết thương hiệu với khách hàng đại chúng.

Ngoài ra để hiểu rõ hơn bạ đọc cũng có thể tham khảo các chiến lược marketing của 1 số thương hiệu lớn ở cả Việt Nam và thế giới như: chiến lược marketing mix của vinamilk, chiến lược marketing 4p của pepsi, chiến lược 4p của coca cola, chiến lược marketing mix của trung nguyên…

P bổ sung vào mô hình cổ điển của Marketing mix là gì?

Khi những đối tượng Marketing không còn dừng lại ở những sản phẩm hữu hình, hệ thống Marketing Mix truyền thống dường như không còn phù hợp hoàn toàn với những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ vô hình.

Do vậy, hệ thống Marketing truyền thống với 4P ban đầu cần phải được thay đổi cho phù hợp với các đặc thù của dịch vụ.

Mô hình 7P trong Marketing mix là một mô hình marketing bổ sung dựa vào mô hình 4P vừa được đề cập,

Mô hình này thêm vào 3P là:

Process (quy trình),

People (con người),

và Physical Evidence (bằng chứng vật lý).

3 yếu tố bổ sung thêm trong Marketing mix là gì? – Marketing mix 7p là gì? 7p trong marketing

Process (Quy trình)

Quy trình và hệ thống tổ chức,

Quản lý trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình marketing của công ty.

Bạn cần đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình đã có một quy trình, hệ thống giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn.

People (Con người)

Nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với khách hàng.

Physical evidence (Bằng chứng vật lý)

Các yếu tố trưng bày bên trong của cửa hàng như:

Không gian của cửa hàng,

Biển hiệu của cửa hàng,

Trang phục làm việc của nhân viên,…

Đây là yếu tố cơ sở vật chất nhưng trong marketing dịch vụ nó quan trọng hơn cả.

Nó có thể chỉ mang tính hữu hình như không gian quán cafe, đồng phục nhân viên.

Hoặc nó trừu tượng như thái độ tiếp khách của nhân viên, sự hỗ trợ chăm sóc khách hàng.

Physical Evidence giúp đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, giúp họ nổi bật trong mắt khách hàng.

Sơ lược về 4C marketing mix là gì?

Mô hình Marketing Mix 4Cs được xây dựng bởi Robert F. Lauterborn vào năm 1990.

Và nó giống như bản mở rộng của Marketing Mix, mô hình 4Cs bao gồm các thành tố như sau:

4c marketing mix là gì?

Cost

Theo Lauterborn, giá của sản phẩm không chỉ được xác định trong quá trình mua hàng.

Và ông đã mở rộng khái niệm Price thành Cost, nghĩa là chi phí mà khách hàng bỏ ra để sử dụng, vận hành và bảo hành sản phẩm.

Từ đó các doanh nghiệp cần đưa ra giá bán hàng hợp lý để đem lại tới khách hàng những giá trị tương xứng.

Consumer Wants and Needs

Doanh nghiệp chỉ nên bán sản phẩm đáp ứng nhu cầu, mong muốn khách hàng.

Vì thế họ cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mục tiêu

Communication

Cũng theo Lauterborn, khái niệm promotion có mang tính cưỡng ép, còn communication mang tính hợp tác hơn.

Marketer cần phải tương tác với những khách hàng của mình dựa trên nhu cầu và mong muốn của họ.

Convenience

Sản phẩm của doanh nghiệp bạn luôn phải có sẵn với khách hàng.

Marketer cần xác định chính xác kênh phân phối sản phẩm sao cho thuận tiện nhất tới khách hàng.

 

Trên đây là một số thông tin mà Vietclass tìm hiểu và tổng hợp được, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !

Người viết: Quang Nhật

Nguồn: Tổng hợp và chỉnh sửa

Đặng Nhật

Share
Published by
Đặng Nhật

Recent Posts

TOP 5 ngành học được yêu thích tại Việt Nam hiện nay

Trong mỗi dịp tuyển sinh, việc lựa chọn ngành học phù hợp, đáp ứng niềm…

2 tháng ago

Top kỹ năng lãnh đạo nhóm hiệu quả dành cho các leader

Kỹ năng lãnh đạo nhóm là một trong những kỹ năng cốt lõi mà mỗi…

4 tháng ago

Đức Mark là ai? Phong cách làm việc của doanh nhân trẻ thành đạt

Sáng lập nên Viện tóc Đức Mark nổi tiếng, được biết đến với vai trò…

10 tháng ago

In Tem Dán Ly Trà Sữa Đẹp, Kiểu Dáng Đa Dạng Free Thiết Kế Tại In Sắc Màu

Trà sữa là mặt hàng được tiêu thụ với số lượng rất lớn mỗi ngày…

11 tháng ago

Mua sim Viettel số đẹp ở đâu uy tín?

“Hãy nói theo cách của bạn” - câu nói mà đa số người Việt đã…

1 năm ago

Mua máng cáp ở đâu chất lượng và giá tốt nhất thị trường hiện nay

Máng cáp còn được gọi là máng điện. Đây là một trong những sản phẩm…

1 năm ago