Kiến thức

Sự tích cự độc hại “Toxic positivity” là gì? Tại sao không phải lúc nào tích cực cũng tốt

Khi đối mặt với một tình huống xấu, có ai từng bảo bạn rằng:

“Tích cực lên” hay “Không sao, hãy nhìn vào mặt tích cực của vấn đề”? Sự tích cực độc hại (toxic positivity) xảy ra làm chúng ta trở nên tiêu cực hơn. Hãy cùng Vietclass.vn đi sâu vào hơn để biết thêm về thuật ngữ này nhé

Toxic Positivity là gì?

Là một niềm tin cho rằng dù tình hình có khó khăn hay khốc liệt tới đâu chăng nữa thì con người ta vẫn nên duy trì một lối tư duy lạc quan tốt đẹp.

Lối suy nghĩ kiểu “cứ vui lên mà sống”. Và mặc dù lạc quan mang lại nhiều lợi ích và giúp ta có suy nghĩ tích cực nhưng lạc quan đến mức độc hại, thay vào đó, lại khiến ta chối bỏ những cảm xúc khó chịu bên trong. Ưu tiên hơn cho một bề ngoài vui tươi, tích cực nhưng thường không thật.

Các hình thức của sự tích cực động hại

Khi trải qua một sự mất mát, sẽ có người bảo với bạn rằng: “Mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó”. Thông thường, người ta cho rằng nói ra điều này là cách để an ủi.

Tuy nhiên, đây cũng là một hình thức tránh né nỗi đau của người khác. Hay còn gọi là Toxic positivity.

Chúng ta đều biết rằng quan điểm tích cực về cuộc sống là tốt cho sức khỏe tinh thần. Vấn đề ở đây là cuộc sống không phải lúc nào cũng tích cực. Chúng ta đều phải đương đầu với những cảm xúc và trải nghiệm đau buồn.

Nhiều người cho rằng đây là một lời động viên. Nhưng câu nói này chẳng khác nào cho rằng bạn đang đau buồn là bởi đó là sự “lựa chọn” của bạn chứ không vì một lý do nào khác.

Vì thế, sự tích cực độc hại đang chối bỏ toàn bộ nhu cầu được hỗ trợ một cách chân thành từ người đang gặp vấn đề trong cuộc sống.

Vậy làm thế nào để tránh được hiện tượng này?

Để tránh được tình trạng toxic positivity ta cần:

  • Lắng nghe bản thân và tự đặt câu hỏi
  1. Mình đang cảm thấy thế nào? Có ổn không?
  2. Mình có thoải mái thể hiện những cảm xúc của bản thân không?
  3. Mình có thoải mái tiếp nhận cảm xúc của những người mình yêu quý, quan tâm không?
  4. Làm thế nào để mình thể hiện cảm xúc tốt hơn?
  • Chú ý về lời nói
  1. Thay vì nói “Mọi chuyện đều ổn thôi,” hãy nói “Mình rất tiếc vì biết bạn cảm thấy như vậy”
  2. Thay vì nói “Mày mạnh mẽ mà, cố lên,” hãy nói “Mày thật dũng cảm vì đã chia sẻ chuyện này với tao”
  3. Thay vì nói “Mọi chuyện xảy ra đều có lý do,” hãy nói “Giờ bọn mình đều chưa biết làm gì cho đúng, nhưng vậy cũng ok mà.”
  • Lắng nghe hơn là tìm cách giải quyết ngay lập tức
  • Hiểu được cuộc sống sẽ luôn có cảm xúc “tốt” và “xấu”

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh

 

Le Oanh

Recent Posts

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

16 giờ ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

16 giờ ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

16 giờ ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

1 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

1 ngày ago

Đi học mà chẳng hiểu giảng gì cả: hóa ra không phải lỗi của não, mà là lỗi của… não kia

Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…

1 ngày ago