Kiến thức

Tại sao cần phải sao kê một cách rõ ràng và minh bạch

Sao kê là gì?

Sao kê hay sao kê ngân hàng là bản ghi chép chi tiết những giao dịch được thực hiện trong 1 khoảng thời gian nhất định của tài khoản thanh toán cá nhân hoặc tổ chức.

Các giao dịch được thực hiện có thể là các khoản chi tiêu, thanh toán dịch vụ hay ứng tiền mặt…

Lịch sử giao dịch sẽ bao gồm cả những giao dịch ra và vào tài khoản của bạn.

Sao kê chỉ được ngân hàng thực hiện khi có sự cho phép của chủ tài khoản.

Vì vậy, SK có tính bảo mật rất cao.

Nếu người dùng cảm thấy thâm hụt số dư trong tài khoản thì hoàn toàn có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện SK

Sao kê sẽ được ngân hàng thực hiện và gửi về cho chủ thẻ theo quy định của ngân hàng và khách hàng có thể sử dụng thông báo giao dịch này để kiểm tra lại vấn đề chi tiêu để có thể kiểm soát số tiền chi tiêu hàng tháng và thanh toán số tiền đã chi tiêu trong thẻ đúng hạn.

Giấy tờ cần để sao kê tại ngân hàng

  • CMND / căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Đơn đề nghị SK tài khoản ngân hàng. Đơn này sẽ được nhân viên ngân hàng hướng dẫn tại quầy
  • Phí sao kê. Tùy theo từng ngân hàng sẽ có đơn giá khác nhau. Trong đó, nếu bạn muốn in nhiều hơn một bản cũng sẽ có phát sinh chi phí. Hãy xin tư vấn từ nhân viên ngân hàng để tránh nhầm lẫn nhé.
Sao kê là gì?

Các hình thức sao kê

Có hai hình thức sao kê hiện nay

Sao kê online:

Với hình thức này, khách hàng có thể tự mình thực hiện SK bằng cách sử dụng dịch vụ internet banking của ngân hàng.

Độ chính xác của hình thức này hoàn toàn tương đương với các thao tác trực tiếp tại ngân hàng nhưng lại giúp bạn tối ưu về thời gian và chi phí đi lại.

Tuy nhiên, bảng SK này chỉ có tính chất kiểm soát chứ không thể bổ sung hồ sơ giấy tờ cho các thủ tục hành chính liên quan như: hồ sơ vay, hồ sơ chứng thực tài sản…

Sao kê trực tiếp:

Là hình thức khách hàng, ở đây là chủ tài khoản, ra yêu cầu ngân hàng SK.

Bản SK được cấp trực tiếp và có chứng thực của ngân hàng cho nên nó có giá trị về mặt pháp lý để bổ sung vào hồ sơ hành chính khi có nhu cầu làm hồ sơ thực hiện thủ tục vay hay chứng thực tài sản.

Cách in sao kê ngân hàng

In sao kê ngân hàng tại ATM

Để thực hiện in SK tại ATM thì cần ra các cây ATM của ngân hàng để tiến hành in sao kê.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đưa thẻ ATM vào khe

Bước 2: Chọn ngôn ngữ thích hợp và ấn “Tiếp tục

Bước 3: Nhập mã Pin của thẻ và ấn “Enter

Bước 4: Chọn chức năng “In sao kê/ truy vấn số dư” là đã có thể xem được số dư hiện tại trên tài khoản của mình, hoặc in sao kê 10 giao dịch gần nhất.

Ưu điểm của hình thức này là giúp chủ tài khoản có thể chủ động được thời gian thực hiện SK.

Tuy nhiên, hạn chế là chủ thẻ không thể xem được tất cả giao dịch trong tháng mà chủ thẻ cần xem.

Sao kê tại ATM

In sao kê ngân hàng bằng internet banking

Hiện nay, dịch vụ internet banking được các ngân hàng phát triển nhằm mục đích giúp khách hàng có thể chuyển tiền 1 cách nhanh chóng.

Lúc này, chủ đã có tài khoản internet banking thì có thể tiến hành truy cập vào website của ngân hàng và đăng nhập bằng ID và mật khẩu vào tài khoản của mình.

Sau đó lựa chọn tính năng SK tài khoản, thực hiện sao kê và kết thúc SK.

Việc in SK trên internet banking giúp khách hàng quản lý được giao dịch trong tài khoản của mình và các chi phí phát sinh.

Tuy nhiên, hình thức này không có giá trị về mặt pháp lý để thực hiện những thủ tục hành chính khác như chứng từ hay vay vốn.

Internet Banking

In sao kê trực tiếp tại ngân hàng

Khách hàng đến chi nhánh ngân hàng mà mình đã đăng ký mở tài khoản từ trước để thực hiện SK.

Mỗi ngân hàng sẽ có những thủ tục khác nhau cho nên chủ thẻ cần tìm hiểu trước trước khi SK: Hồ sơ, phí SK,…

Bạn cần mang theo giấy tờ như chứng minh thư nhân dân để nhân viên ngân hàng thực hiện in SK tài khoản cá nhân theo thời gian khách hàng mong muốn.

Để đảm bảo tính pháp lý, khách hàng cần kiểm tra kỹ xem bản SK có dấu mộc tròn của ngân hàng hay chưa.

Khác với SK online, khi thực hiện SK tại ngân hàng, khách hàng sẽ mất 1 khoản phí nhất định.

Tùy theo chính sách hiện hành của mỗi ngân hàng

Biểu phí của dịch vụ SK tài khoản ngân hàng sẽ khác nhau.

Và thậm chí phí SK trong một ngân hàng còn có thể thay đổi theo chính sách và thời kỳ.

trực tiếp tại ngân hàng

Trên đây là một số thông tin mà Vietclass tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !

Cùng xem thêm một số kiến thức bổ ích khác tại đây !

Người viết: Quang Nhật

Nguồn: Tổng hợp và chỉnh sửa

Đặng Nhật

Recent Posts

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

17 giờ ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

17 giờ ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

17 giờ ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

1 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

1 ngày ago

Đi học mà chẳng hiểu giảng gì cả: hóa ra không phải lỗi của não, mà là lỗi của… não kia

Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…

1 ngày ago