Kiến thức

Tháp nhu cầu Maslow là gì? Nó có ích gì trong cuộc sống?

Con người hay bất kỳ ai trong xã hội này đều có những nhu cầu của riêng họ. Từ những nhu cầu đơn giản nhất như ăn, ngủ cho đến những nhu cầu lớn lao, vĩ đại hơn. Và chúng là những nhu cầu nào và chúng ta đang ở mức bao nhiêu trong đó. Hãy cùng Vietclass tìm hiểu Tháp nhu cầu Maslow là gì? Nó có ích gì trong cuộc sống? nhé.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là mô hình nổi tiếng về tâm lý và động cơ của con người, được đặt theo tên nhà tâm lý học Abraham Maslow, người đã đưa ra nghiên cứu và phát triển mô hình này. Tháp gồm 5 tầng tương ứng với 5 cấp độ nhu cầu của con người. Mỗi một tầng của kim tự tháp lại phản ánh theo mức độ phức tạp khác nhau, càng lên cao nhu cầu của con người lại càng cao hơn.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, Marketing và cuộc sống. Nó lý giải các hành vi của con người mà ngay chính họ không ý thức được điều đó.

Ý tưởng của tháp nhu cầu Maslow

Theo tháp nhu cầu Maslow nhu cầu của con người được chia theo các cấp bậc khác nhau từ nhu cầu cơ bản ( ở tầng dưới cùng) cho đến các nhu cầu cao hơn ở các cấp bậc cao hơn được xếp các tầng phía trên. Các nhu cầu cơ bản sẽ được ưu tiên hơn bao gồm ăn uống, ngủ nghỉ, sinh lý,.. vì nó gần như là không thể thiếu. Sau đó mới đến các nhu cầu cấp cao hơn như sự an toàn, kết nối hay ở những bậc cao hơn là được tôn trọng, được thể hiện bản thân.

5 cấp bậc của Tháp nhu cầu Maslow

Tầng 1: Nhu cầu cơ bản (basic needs)

Nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi, tình dục…là những nhu cầu mạnh mẽ nhất và không thể thiếu được của con người. Nó được xếp ở dưới cùng của Tháp nhu cầu Maslow.

Nếu thiếu đi những nhu cầu cơ bản này thì chúng ta không thể tồn tại được, và những nhu cầu cao hơn cũng không thể xuất hiện.

Tầng 2: Nhu cầu về an toàn – được bảo vệ (safety needs)

Tầng thứ hai của Tháp nhu cầu Maslow là sự an toàn. Đó là việc bạn không chỉ ăn thôi chưa đủ, mà còn phải là ăn những thức ăn sạch, hít thở trong bầu không khí trong lành, được sống trong môi trường đảm bảo trật tự an ninh.

Tầng 3: Nhu cầu về xã hội – kết nối (social needs)

Sau nhu cầu được bảo vệ là nhu cầu kết nối với xã hội. Ở tầng thứ ba này, thể hiện mỗi người đều mong muốn được gắn bó với một tổ chức hay một nơi nào đó, và muốn được yêu thương. Vì vậy, chúng ta luôn muốn có những mối quan hệ như bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, các câu lạc bộ đội, nhóm,..

Tầng 4: Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)

Có 2 trạng thái đối với nhu cầu ở bậc thứ 4 này, đó là: Nhu cầu được người khác quý trọng và công nhận bản thân. Ngoài ra là việc tự mình tôn trọng bản thân và tự tin vào năng lực của mình.

Khi đáp ứng được nhu cầu thứ ba là nhu cầu về kết nối trong xã hội thì con người trong một tập thể muốn có nhu cầu được tôn trọng và công nhận năng lực của mình. Đó là động lực thúc đẩy họ nỗ lực hơn trong công việc.

Tầng 5: Nhu cầu thể hiện mình (self-actualizing needs)

Nhu cầu ở bậc thứ 5 này cũng là nhu cầu khó đạt được nhất. Theo Maslow, nhu cầu của cá nhân muốn được là chính mình, được làm việc mà bản thân sinh ra để làm. Đó là sự khát khao của mỗi cá thể trong việc thể hiện thế mạnh của bản thân, cống hiến sức lực của mình cho xã hội.

 

Lưu ý trong tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu có thể khác nhau

Theo mô tả của tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu con người phát triển theo thứ tự từ chân tháp đến đỉnh tháp. Tuy nhiên, Maslow cũng lưu ý rằng những nhu cầu này có thể không cứng nhắc như vậy, mà nó có thể thay đổi thứ tự linh hoạt tùy vào mỗi người và từng hoàn cảnh.

Dù các nhu cầu bên trên có thể thay đổi như thế nào đi nữa, thì nhu cầu cơ bản là nhu cầu sinh lý vẫn đóng vai trò quan trọng nhất và là nền tảng để phát triển các nhu cầu tiếp theo.

Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng

Nhu cầu có thể bị gián đoạn do nhu cầu thấp hơn không được đáp ứng. Hoặc trong một số trường hợp, nhu cầu trước đây đã được đáp ứng nhưng do một số biến cố trong cuộc sống như ly hôn, mất việc, nợ nần… nhu cầu có thể được yêu cầu thực hiện lại.

Do đó, không phải bất kỳ người nào cũng có xu hướng phát triển theo cùng một hướng như tháp nhu cầu, mà họ có thể bị dao động qua lại giữa các cấp nhu cầu trong tháp.

Nhu cầu không cần đầy đủ

Theo tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu của một người không nhất thiết phải đáp ứng 100% thì nhu cầu mới có thể xuất hiện. Nghĩa là khi một số nhu cầu cơ bản của con người được thỏa mãn ở một mức độ nào đó họ sẽ dần chuyển sang nhu cầu mới.

Ứng dụng của Tháp nhu cầu Maslow

Trong một công ty Tháp nhu cầu Maslow có thể được thể hiện qua

  • Đáp ứng Nhu cầu cơ bản: Trả lương cho nhân viên xứng đáng và công bằng.
  • Đáp ứng nhu cầu an toàn: Tạo nên nơi làm việc và các điều kiện khác tốt để nhân viên yên tâm làm việc.
  • Bảo đảm đáp ứng nhu cầu xã hội: Tạo nên văn hóa làm việc qua các hình thức đội nhóm, giữa các phòng ban hay công đoàn, các hoạt động khác như: teambuilding, du lịch,..
  • Nhu cầu được tôn trọng: Xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên: mức lương, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm.
  • Nhu cầu thể hiện bản thân: Cung cấp các cơ hội phát triển cho các thế mạnh bản thân

Mỗi cá thể đều tồn tại cho riêng mình 5 bậc thang nhu cầu khác nhau. Hiểu rõ và biết cách ứng dụng Tháp nhu cầu Maslow trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống sẽ giúp mỗi người thành công hơn.

Tạm kết

Trên đây Vietclass đã tổng hợp cho các bạn về Tháp nhu cầu Maslow là gì? Nó có ích gì trong cuộc sống?. Bạn đang ở mức bao nhiêu trong tháp nhu cầu Maslow. Hãy để lại bình luận bên dưới để cùng chúng mình thảo luận nhé.

Xem thêm: Mọi điều cần biết về Binance coin trong tương lai

Tổng hợp: Ngọc Toản

Nguyen Toan

Recent Posts

Lần đầu được khen: tưởng vui mà cười ra nước mắt

Mình vẫn nhớ như in cái buổi sáng hôm đó. Hơn hai mươi năm sống…

4 giờ ago

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

1 ngày ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

1 ngày ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

1 ngày ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

2 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

2 ngày ago