Tagline là một trong những yếu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Vậy Tagline là gì? Cùng Vietclass tìm hiểu về tagline qua bài viết sau đây ngay nhé!
Mục Lục
Tagline là một cụm từ ngắn, dễ nhớ và được sử dụng trong suốt quá trình marketing, truyền đạt những tình cảm, cảm xúc chính mà doanh nghiệp muốn khách hàng cảm nhận được về thương hiệu
Cụm từ này thường xuất hiện trong các sản phẩm truyền thông của doanh nghiệp (cuối các mẩu quảng cáo, clip giới thiệu, TVC, …) hoặc trong các sự kiện doanh nghiệp tổ chức, tham gia.
Mục tiêu của Tagline là để lại cho công chúng những ấn tượng tích cực lâu dài về thương hiệu.
Ví dụ: Doanh nghiệp Bitis
Tagline giúp công chúng nhớ đến doanh nghiệp của bạn trước khi nghĩ đến bất kỳ doanh nghiệp nào khác hoạt động trong cùng lĩnh vực.
Vì vậy, bất cứ khi nào họ cần cung cấp sản phẩm, doanh nghiệp của bạn luôn là sự lựa chọn đầu tiên.
Sự tin tưởng là yếu tố khiến công chúng đặt niềm tin vào các sản phẩm của doanh nghiệp mà không có bất kỳ sự e dè hay suy nghĩ về một phương án thay thế khác.
Để nâng cao uy tín, Tagline phải mang lại sự kết nối cảm xúc giữa doanh nghiệp và công chúng, xây dựng được lòng tin đối với công chúng.
Các quyết định mua hàng dựa trên sự thấu hiểu về các giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho công chúng. Giá trị chủ yếu thuộc về cảm nhận. Tagline là cơ hội để doanh nghiệp mang những giá trị hữu ích, được diễn đạt bằng một cách thức độc đáo, mang tính sáng tạo tác động đến cảm nhận công chúng.
Tagline được thể hiện như văn hóa ở một doanh nghiệp, từ những người có ảnh hưởng lớn nhất đến những người ít ảnh hưởng đều cảm thấy được tham gia vào mục đích chung của doanh nghiệp, mang giá trị hướng đến công chúng một cách tích cực và hiệu quả.
Mục tiêu của Tagline là khơi gợi hình ảnh thương hiệu với công chúng. Một Tagline dễ nhớ giúp duy trì hình ảnh thương hiệu trong khả năng nhận thức của công chúng. Nếu Tagline không dễ ghi nhớ, doanh nghiệp khó khơi gợi hình ảnh đến công chúng.
Một Tagline đơn giản đi đôi với khả năng ghi nhớ.
Nếu Tagline không được diễn đạt ngắn gọn, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của công chúng.
Hầu hết, các Tagline nổi tiếng thường tạo điểm nhấn chỉ bằng vài từ.
Mức độ thích hợp cho một Tagline trong khoảng sáu ký tự trở xuống.
Nếu bạn không xác định được hàm ý cần truyền tải đến công chúng, đừng viết Tagline.
Nếu bạn đã đầu tư thời gian, tâm sức và ngân sách cho việc tạo ra một Tagline, Tagline sẽ truyền tải đầy đủ thông điệp và mang lại ý nghĩa cho một thương hiệu.
Tagline nên thể hiện ý nghĩa một cách rõ ràng, không nên diễn đạt bằng hàm ý hay từ ngữ ẩn dụ.
Một Tagline không rõ ràng khiến khả năng tiếp cận công chúng trở nên khó khăn.
Rất ít người có thể bỏ thời gian để tìm hiểu ý nghĩa Tagline của một doanh nghiệp.
Mỗi Tagline đều mang nét đặc trưng riêng của một doanh nghiệp, không nên sử dụng những phương thức lập khuôn, thiếu ý tưởng khi sáng tạo.
Nếu thương hiệu sử dụng một Tagline thiếu ý tưởng, không tạo điểm nhấn, có thể không gây ấn tượng với công chúng.
Nếu Tagline được xây dựng dựa trên câu chuyện của doanh nghiệp, khả năng thu hút sự quan tâm từ công chúng được cải thiện tốt hơn.
Một số Tagline ấn tượng nổi tiếng, đồng hành với hình ảnh phát triển thương hiệu từ những ngày đầu thành lập. Đến nay, Tagline đều chứa đựng những ý nghĩa và khơi gợi về câu chuyện thương hiệu, có sức ảnh hưởng mãnh liệt với một số doanh nghiệp sau này, tạo cảm hứng phát triển đối với công chúng.
Sự sáng tạo của Tagline “Think Different” dựa trên sự cạnh tranh của Apple với đối thủ IBM.
Khi Tagline IBM nói rằng “Think” với ý nghĩa hãy nghĩ đến IBM, Apple hình thành một sự cạnh tranh với Tagline “Think Different” với ý nghĩa hãy tạo ra những ý tưởng độc đáo, khác biệt nhất có thể.
Theo nghiên cứu của Forbes, Apple đã có sự tăng trưởng rõ rệt kể tử khi khởi động chiến dịch với Tagline “Think Different”. Khởi đầu cho cuộc hành trình trở thành một trong những thương hiệu giá trị nhất thế giới.
Năm 2003, “I’m Lovin’ It” trở thành Tagline được McDonald’s sử dụng lâu nhất trong lịch sử doanh nghiệp và vẫn tồn tại cho đến nay.
Cụm từ “I’m Lovin It” được sử dụng như một ngôn ngữ của doanh nghiệp, xuất hiện trên hầu hết các bao bì sản phẩm. Giữa thông điệp của doanh nghiệp và Tagline có sự hài hòa, thể hiện tính truyền đạt tốt, tạo nên sự ảnh hưởng tích cực đến công chúng về hình ảnh thương hiệu.
Tagline “Just Do It” của Nike khá nổi tiếng trên thế giới, được lấy cảm hứng từ những lời cuối cùng của một kẻ giết người nhận án tử hình.
Nike đã rất thành công khi sử dụng Tagline truyền động lực kết hợp với các vận động viên chuyên nghiệp nhấn mạnh về tinh thần thể thao và sức khỏe, thể hiện sự mạnh mẽ trong ý chí, nghị lực và sự ân cần trong việc nhắc nhở quan tâm, giữ gìn sức khỏe.
Tagline mang tính phổ biến và thể hiện tính cá nhân mạnh mẽ, thúc đẩy công chúng liên kết với thương hiệu, tạo động lực phát triển bản thân.
Bitis là một thương hiệu giày dép tồn tại lâu đời bậc nhất Việt Nam. Bitis đã khẳng định giá trị thương hiệu với dòng Tagline nổi tiếng “Nâng niu bàn chân Việt”, Tagline vừa được sử dụng mang tính khơi gợi hình ảnh thương hiệu, vừa khẳng định giá trị thương hiệu Việt.
Phát triển mạnh mẽ trong những giai đoạn đầu thành lập, Bitis có thời gian dài bị chững lại. Bitis nỗ lực thực hiện các chiến dịch truyền thông với dòng Tagline chứa đựng giá trị doanh nghiệp, một lần nữa, Bitis đã khẳng định lại vị trí của mình trên thị trường Việt Nam.
Tagline được khơi gợi cảm hứng từ những điều đơn giản nhất, bình thường nhất, những yếu tố trộn lẫn giữa sự tiêu cực và tích cực và không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của Tagline trong quá trình định hình phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin mà Vietclass đã tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !
Tổng hợp và chỉnh sửa: Quang Nhật
Mình vẫn nhớ như in cái buổi sáng hôm đó. Hơn hai mươi năm sống…
Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…
Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…
Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…
Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…
Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…