U TUYẾN YÊN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy cứ khoảng 10 người trưởng thành sẽ có 1 người bị u tuyến yên. Đây là một căn bệnh khá hay gặp, nhưng may mắn là phần lớn những khối u này rất nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng hoặc không bao giờ có biểu hiện gì và không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải theo dõi để phòng ngừa biến chứng.

Vậy u tuyến yên là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của người bệnh? Hãy cùng vietclass tìm hiểu những điều cần biết về căn bệnh này nhé!

U tuyến yên là gì?

U tuyến yên là sự hình thành khối u do các tế bào tuyến yên phát triển bất thường, gây ảnh hưởng đến chức năng sản xuất và điều hòa cân bằng các hormone trong cơ thể.

Căn bệnh này có thể gây tăng sản sinh hoặc giảm sản sinh các hormone tham gia vào quá trình hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Ảnh: Internet

Nguyên nhân gây bệnh

Cũng như nhiều khối u khác trong não, nguyên nhân xuất hiện u tuyến yên vẫn chưa được xác định rõ. Đa số các trường hợp đều không có yếu tố liên quan đến di truyền. Nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển u tuyến yên. Hiện nay đã biết được một số khối u tuyến yên có nguồn gốc từ rối loạn di truyền tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 (MEN I).

Những ai có thể mắc phải bệnh

Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả ở người cao tuổi. Đặc biệt những người có nguy cơ thường thuộc nhóm có tiền sử mắc các vấn đề di truyền, chẳng hạn như nội tiết nhiều, MEN I. Trong bệnh MEN I, nhiều khối u xuất hiện ở các tuyến khác nhau của hệ thống nội tiết. Hiện nay đã có những xét nghiệm di truyền để chẩn đoán các rối loạn này.

Ảnh: Internet

Điều trị như thế nào?

U tuyến yên được phát hiện tình cờ và không gây ra triệu chứng thường không cần điều trị. Nhưng Bác sỹ sẽ theo dõi sự phát triển theo thời gian bằng cách làm các xét nghiệm và MRI sọ não, vậy nên người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm / lần.
Nếu khối u lớn hoặc gây ra các triệu chứng nguy hiểm thì cần theo phác đồ điều trị mà Bác sỹ chuyên khoa đưa ra, dựa vào loại u hay độ lớn,… Các phương pháp điều trị khác nhau có thể bao gồm:

  • Thuốc: Thuốc có thể thu nhỏ sự phát triển và giảm lượng hormone chúng tạo ra.
  • Phẫu thuật: Những khối u lớn chèn ép các cấu trúc xung quanh thường sẽ được chỉ định phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, Bác sỹ sẽ rạch một đường nhỏ ở phía sau mũi và sau đó sử dụng dụng cụ để lấy khối u.

Ảnh: Internet

Cùng tìm hiểu về căn bệnh này tại đây!

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh

Le Oanh

Recent Posts

Lần đầu đi máy bay: tưởng mình sang, ai dè… quê một cục

Mình vốn sinh ra ở tỉnh lẻ, hồi nhỏ mỗi lần nhìn máy bay bay…

22 giờ ago

Làm gia sư cho trẻ con: tưởng dễ mà… dễ trầm cảm

Hồi sinh viên, mình tự thấy mình cũng “ra dáng” lắm. Cao ráo, nói năng…

23 giờ ago

Lần nghỉ phép mà chẳng thấy vui: khi ta quên cách… nghỉ

Mình hay tự nhủ: “Phải chăm chỉ làm, nghỉ ngơi tính sau.” Và mình làm…

23 giờ ago

Lần làm bố mẹ thất vọng: hóa ra… mình tự thất vọng với mình nhiều hơn

Có một lần, mình làm bố mẹ thất vọng. Thật ra không chỉ một lần,…

1 ngày ago

Lần đầu tự hào về mình: cũng nên tập… khen mình một chút

Mình là kiểu người hồi nhỏ học giỏi nhưng nhát, lớn lên đi làm lại…

2 ngày ago

Đi học mà chẳng hiểu giảng gì cả: hóa ra không phải lỗi của não, mà là lỗi của… não kia

Mình kể chuyện này ra, mong ai đọc xong đừng cười quá lớn, vì trong…

2 ngày ago