Nếu bạn đã và đang tìm hiểu những thông số về cấu hình máy tính. Chắc chắn không thể bỏ qua thông tin về CAD. Vậy CAD là gì? Ưu nhược điểm của CAD trong đồ họa? Không để người đọc phải thắc mắc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức xoay quanh chủ đề này. Hãy cùng Vietclass.vn đi vào tìm hiểu nhé.
Mục Lục
1. Khái niệm CAD là gì?
Cad là gì? Ứng dụng của CAD trong thiết kế và xây dựng
CAD là gì? CAD ( Computer Aided Design ) dịch nghĩa là thiết kế được sự hỗ trợ của máy tính. Chúng thường được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị nền tảng bằng máy tính để hỗ trợ cho các công việc thiết kế của kỹ sư, kiến trúc sư,…Các sản phẩm bao gồm nền tảng vector 2D cho đến mô hình dựng 3D.
Hiện nay, CAD dần được sử dụng phổ biến hơn do tính linh hoạt của chúng. Thay thế những bản vẽ trên giấy. Nó được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp như: Lĩnh vực ứng dụng, điện và điện tử, cơ khí và các phần mềm ứng dụng khác.
2. Module chính của Computer Aided Design
Có 3 Module chính của CAD trong một gói phần mềm:
- Modeling: Vẽ phác thảo và dựng mô hình phác thảo 3D.
- Assembly: Lắp ráp các chi tiết đơn lẻ thành cụm chi tiết hoặc thành chi tiết lớn hơn.
- Drafting: Thực hiện xuất bản vẽ kỹ thuật với đầy đủ thông tin: Mặt cắt, mặt phẳng, kích thước, độ cứng, độ nhám bề mặt,…
Do tính tiện dụng, CAD dần thay thế những bản vẽ tay bằng giấy
3. Ưu điểm của CAD (Advantages of CAD):
- – Tạo và sửa lỗi dễ dàng hơn.
- – Trực quan hơn vì cho phép ta quan sát mô hình ở góc nhìn 3D với rất nhiều cách quan sát khác nhau.
- – Lưu và tái sử dụng các bản vẽ dễ dàng hơn bằng đĩa cứng hay CD.
- – Tăng độ chính xác. Do vẽ bằng máy tính nên chắc chắn bản vẽ xuất ra sẽ chính xác hơn làm bằng tay rất nhiều.
- – Lưu trữ thành cơ sở dữ liệu để dễ dàng quản lý hơn. Đồng thời chuyển file mô hình dễ dàng hơn Internet. Giảm thiểu thời gian trao đổi thảo luận giữa các kỹ sư ở các khu vực địa lý khác nhau. Gửi nhận qua email chỉ mất vài giây.
- – Việc phân tích, mô phỏng và kiểm tra mô hình 3D dễ dàng hơn.
4. Nhược điểm của CAD:
- – Thời gian và chi phí cho việc triển khai một hệ CAD là lớn.
- – Thời gian và chi phí cho việc đào tạo người dùng CAD lớn. Tuy nhiên hiện nay nhờ nguồn tài liệu phong phú trên mạng Internet và các diễn đàn thảo luận mở nên cũng có phần dễ dàng hơn chút.
- – Chi phí duy trì và nâng cấp cho phần mềm CAD là tương đối lớn.
- – Thời gian và chi phí cho việc chuyển các bản vẽ cũ vẽ bằng tay sang CAD cũng không nhỏ.
Vòng đời sản phẩm – Product Lifecycle:
MARKETING=> DESIGN, DESIGN=>MANUFACTURE => MARKETING.
5. Những phần mềm được áp dụng trong CAD
5.1 AutoCad
AutoCad là phần mềm áp được áp dụng trong CAD phổ biến rộng rãi nhất hiện nay. Dùng để tạo bản vẽ vector 2D hoặc bề mặt 3D. Chúng được sử dụng trong hầu hết tất cả các lĩnh vực cần triển khai bản vẽ.
Giao diện phần mềm AutoCad
5.2 Sketchup
Sketchup thường được sử dụng cho những người bắt đầu làm quen với CAD. Giao diện của chúng khá đơn giản và dễ dàng sử dụng. Sketchup tương thích với nhiều loại tệp (bao gồm DXF, DWG, FBX, OBJ, XSI và VRML).
Tuy nhiên, do giao diện khá đơn giản. Nên nhiều tính năng trong này được lược bỏ. Bạn nên tìm hiểu và cân nhắc với nhu cầu của mình trước khi lựa chọn Sketchup.
Giao diện phần mềm Sketchup
5.3 BricsCAD
BricsCAD có giao diện khá tương đồng với AutoCad.BricsCAD tích hợp với đám mây , nhận ra XREFS. Công cụ dựng hình mạnh mẽ và phần lớn tùy biến được.
Nhược điểm của chúng là công cụ quản lý tài liệu rất khó ở phiên bản BricsCAD V15 Pro.
Giao diện phần mềm BricsCAD
Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh