Việt Class
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog
Việt Class

Sự khác biệt giữa Marketing truyền thống và Growth Hacking

Đặng NhậtBởi Đặng Nhật
09/12/2021
Trong Kiến thức, Kỹ năng, Marketing
0
Sự khác biệt giữa Marketing truyền thống và Growth Hacking

Mục Lục

  • Growth Hacking là gì? 
  • Growth Hacker là ai?
  • Sự khác biệt giữa Marketing truyền thống và Growth Hacking là gì?
  • Cách hoạt động của Growth Hacking là gì?

Growth Hacking là gì? 

Growth Hacking

Growth Hacking (còn được gọi là Growth Marketing) là việc sử dụng chiến lược Marketing hiệu quả và tiết kiệm chi phí để giúp phát triển và duy trì cơ sở người dùng đang hoạt động, bán sản phẩm và đạt được danh tiếng.

Từ “Hack” có ý nghĩa trong từ “Life Hack”: mang ý nghĩa những mẹo nhỏ để làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn .

Định nghĩa này thường được kết hợp với các doanh nghiệp start-up và doanh nghiệp nhỏ,

Tức là những tổ chức không có nhiều tiền nhưng cần kết quả nhanh chóng.

Thế nhưng, đó là một khái niệm có thể mở rộng áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào muốn duy trì sự tăng trưởng và lượng người dùng đang hoạt động.

“Growth Hacking” là một khái niệm còn khá mới và khá thú vị.

Nó mới chỉ xuất hiện cách đây 5 năm, tức là vào năm 2010 trong một bài viết của Sean Ellis .

Khái niệm này thú vị ở chỗ,  bạn có nghĩ rằng số lượng người dùng sản phẩm của bạn ban đầu là vài chục, có thể lên đến vài trăm, vài ngàn, có khi lên tới hàng triệu chỉ trong một khoảng thời gian ngắn không?

Điều này nghe có vẻ khó tin, nhưng đối với “Growth Hacking” thì hoàn toàn có thể. Dẫn chứng cho điều này là hàng loạt công ty đã nổi danh nhờ sử dụng công nghệ này như Facebook, Dropbox, Quora, Pinterest,…

Growth Hacker là ai?

Growth Hacker là ai?

Growth Hacker được hiểu là người sử dụng các chiến lược sáng tạo,

Chi phí thấp để giúp các doanh nghiệp có được khách hàng và giữ chân họ.

Growth Hacker cũng được gọi là các Growth Marketer,

Nhưng Growth Hacker không đơn giản chỉ là các Marketer đơn thuần.

Những người tham gia vào một sản phẩm hoặc dịch vụ,

Bao gồm cả người quản lý sản phẩm và kỹ sư, đều có thể là một Growth Hacker.

Growth Hacker thường có xu hướng tìm hiểu về các vấn đề sau:

  • Tập trung vào những chiến lược liên quan đến phát triển doanh nghiệp.
  • Đưa ra giả thuyết, ưu tiên và thử nghiệm các chiến lược tăng trưởng sáng tạo.
  • Phân tích và kiểm tra xem những gì có thể hoạt động tốt.

Những Growth Hacker biết cách thiết lập ưu tiên tăng trưởng, xác định các kênh để mua lại khách hàng, đo lường thành công, và tăng trưởng về quy mô.

Sự khác biệt giữa Marketing truyền thống và Growth Hacking là gì?

Có rất nhiều người cho rằng Growth Hacking và Marketing là một.

Tuy nhiên có nhiều điểm khác nhau quan trọng giữa 2 khái niệm này.

Growth Hacking giống Marketing ở mục đích cuối cùng của nó là để khuyến khích nhiều người sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Thế nhưng, có nguồn gốc là từ cộng đồng khởi nghiệp,

Growth Hacking dựa chủ yếu vào các chiến thuật không cần đến chi tiêu ngân sách khổng lồ như các doanh nghiệp lớn.

Thông thường, Growth Hacking hay được sử dụng kết hợp với Marketing,

Tối ưu hóa để đẩy mạnh Marketing tự động trên một ngân sách nhỏ.

Chẳng hạn: thông báo email tự động, biểu mẫu đăng ký hoặc đăng ký trên trang chủ…

Cách hoạt động của Growth Hacking là gì?

Bên cạnh khái niệm Growth Hacking là gì thì cách hoạt động của Growth Hacking cũng là vấn đề nhiều người quan tâm.

Hoạt động của Growth Hacking được hiểu là việc tìm ra lý do tại sao bạn phát triển và tìm cách để thực hiện điều đó.

Hiện nay, nhiều công ty khởi nghiệp đã sử dụng phễu tăng tưởng AARRR của Dave McClure làm công thức phát triển, bao gồm:

  • Acquistion (Tiếp xúc lần đầu): Người dùng tìm tới bạn và tiếp xúc lần đầu
  • Activation (Tương tác): Người dùng có hoạt động tương tác với sản phẩm
  • Retention (Duy trì): Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, người dùng sẽ duy trì tương tác với doanh nghiệp
  • Revenue (Tạo doanh thu): Khách hàng bỏ tiền để mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, tạo doanh thu cho doanh nghiệp
  • Referral (Giới thiệu): Khi khách hàng cảm thấy sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn, họ có thể giới thiệu cho người thân, bạn bè

Dù sử dụng cách nào thì mục tiêu cuối vẫn là để có được lưu lượng truy cập và khách truy cập, biến khách truy cập thành người dùng .

Trên đây là các thông tin mà Vietclass tìm hiểu và tổng hợp được, chúc bạn có một trải nghiệm đọc thú vị !

Xem thêm một số khóa học hữu ích tại đây !

Người viết: Quang Nhật

Nguồn: Tổng hợp và chỉnh sửa

Bài Viết Trước

7 lợi ích sức khỏe của cam mà bất kỳ ai cũng nên biết

Bài Viết Tiếp Theo

Làm thế nào để tìm ra mục đích trong cuộc sống của bạn

Bài Viết Tiếp Theo
Làm thế nào để tìm ra mục đích trong cuộc sống của bạn

Làm thế nào để tìm ra mục đích trong cuộc sống của bạn

Bài Viết Mới

Giáng sinh là gì? Ý nghĩa của Giáng sinh

11 Việc nên làm để có ngày lễ Giáng sinh ấm áp và ý nghĩa

19/12/2021

Cách check điểm SEO trên trang của bạn bằng Seoquake

24/12/2021
TOP 11 Trung tâm dạy nghề Khánh Hòa có chất lượng hàng đầu hiện nay

TOP 11 Trung tâm dạy nghề Khánh Hòa có chất lượng hàng đầu hiện nay

21/12/2021
4 đồ uống giúp bạn dễ ngủ và 3 thức uống làm bạn mất ngủ

Top 5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của nước uống

12/01/2022
Top 7 trung tâm tiếng Anh tốt nhất tại Hà Nam

Top 7 trung tâm tiếng Anh tốt nhất tại Hà Nam

17/11/2021
12 kỹ năng kinh doanh bạn cần nắm vững

12 kỹ năng kinh doanh bạn cần nắm vững

04/01/2022

Đây là blog cá nhân mọi bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với việc sử dụng các thông tin trên website. Xem thêm

Liên hệ
  • Booking bài viết
  • Mua website
Chuyên mục
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • E-learning
  • Ngoại ngữ
Tag khóa học
  • Kinh doanh – Khởi nghiệp
  • Phát triển bản thân
  • Phong cách sống
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Ngoại ngữ
  • Marketing
  • Bán hàng
  • Thiết kế
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog

Copyright 2021. ATP.