Việt Class
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog
Việt Class

THÔNG TIN VỀ 4 LOẠI VACCINE PHỔ BIẾN VÀ ĐÃ ĐƯỢC ĐƯA VÀO SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM

Có lẽ đây là một trong những điều được hỏi nhiều nhất trong thời gian qua, bạn nhỉ? Thế nhưng, bao nhiêu người trong số chúng ta thật sự hiểu về các loại Vaccine này và cách thức hoạt động của nó? 

Le OanhBởi Le Oanh
30/11/2021
Trong Chưa phân loại
0

Có lẽ đây là một trong những điều được hỏi nhiều nhất trong thời gian qua, bạn nhỉ? Thế nhưng, bao nhiêu người trong số chúng ta thật sự hiểu về các loại Vaccine này và cách thức hoạt động của nó? 

Vậy nên, trong bài viết này, hãy để vietclass giúp bạn hiểu hơn về 4 loại vaccine được sử dụng ở Việt Nam là AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Vero-Cell nhé! 

Mục Lục

    • AstraZeneca (Vaxzevria)
      • Nguồn gốc xuất xứ
      • Cơ chế hoạt động
      • Chỉ định
      • Chống chỉ định:
      • Đối tượng tạm hoãn tiêm:
      • Đối tượng cẩn thận trong tiêm:
      • Phản ứng sau tiêm:
    • Moderna (Spikevax)
      • Nguồn gốc xuất xứ
      • Cơ chế hoạt động
      • Chỉ định
      • Chống chỉ định, đối tượng tiêm, hoãn tiêm và cẩn thận trong tiêm
      • Độ hiệu quả
      • Phản ứng sau tiêm
    • Pfizer/BioNTech (Comirnaty)
      • Nguồn gốc xuất xứ
      • Cơ chế hoạt động
      • Chỉ định
      • Chống chỉ định, đối tượng, hoãn tiêm và cẩn thận trong tiêm
      • Độ hiệu quả
      • Phản ứng sau tiêm
  • Vero Cell (Sinopharm)
      • Nguồn gốc xuất xứ
      • Cơ chế hoạt động
      • Chỉ định
      • Chỉ định tiêm đối với từng đối tượng:
      • Một vài tác dụng phụ không phổ biến, hiếm gặp:

AstraZeneca (Vaxzevria)

Nguồn gốc xuất xứ

Một loại vaccine của hãng AstraZeneca được các nhà khoa học tại Oxford nghiên cứu và phát triển. AstraZeneca: Lời khuyên mới nhất từ các chuyên gia ở Anh và Việt Nam - BBC News Tiếng Việt

Cơ chế hoạt động

Gồm vector Adenovirus tinh tinh tái tổ hợp và mất khả năng sao chép, gắn gen tổng hợp protein gai bề mặt của vi rút SARS-CoV2 có tên gọi là Spike (S protein)

Chỉ định

Tiêm bắp, liều lượng 0,5ml cho 1 mũi tiêm 

  • Mũi 1: tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên 
  • Mũi 2: tiêm từ 8-12 tuần sau mũi 1 

Lưu ý: trường hợp số lượng vaccine còn hạn chế thì ưu tiên sử dụng vaccine Pfizer-BioNTech để tiêm cho đối tượng đã tiêm mũi thứ nhất vaccine AstraZeneca từ 8-12 tuần.

Chống chỉ định:

  • Có tiền sử phản ứng nặng phản vệ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào
  • Có tiền sử phản ứng nặng hoặc phản vệ độ 2 trở lên sau mũi 1 sẽ không tiêm mũi 2 của vaccine này 
  • Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vaccine

Đối tượng tạm hoãn tiêm:

  • Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng hoặc trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người COVID-19 
  • Tiền sử tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước 
  • Những người bị suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, cắt lách, xơ gan mất bù. Trong vòng 14 ngày trước, có điều trị corticoid liều cao ( tương đương prednisolon >= 2mg/kg/ngày trong >= 7 ngày ), hoặc điều trị hoá trị, xạ trị.
  • Đang mắc các bệnh cấp tính
  • Các bệnh mạn tính tiến triển 
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ 

Đối tượng cẩn thận trong tiêm:

  • Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác 
  • Người trên 65 tuổi 
  • Người có tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông
  • Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống
  • Người có bệnh nền, mạn tính được điều trị ổn định, người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

Phản ứng sau tiêm:

  • Rất phổ biến (>=10%): đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, mệt mỏi, bồn chồn, ớn lạnh, sốt nhẹ 
  • Phổ biến (từ 1% đến dưới 10%): sốt trên 38 độ C, sưng và đỏ tại vị trí tiêm 
  • Ít gặp: chóng mặt, đau bụng, sưng hạch, vã mồ hôi, ngứa, phát ban 
  • Hiếm: phản ứng nặng như tai biến nặng gồm giảm tiểu cầu, huyết khối miễn dịch

Moderna (Spikevax)

Nguồn gốc xuất xứ

Một loại vaccine mARN của hãng Moderna và được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ.

Moderna hiệu quả 92% sau hơn 4 tháng - VnExpress

Cơ chế hoạt động

Giúp các tế bào cơ thể tạo ra một loại protein vô hại để kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể, tạo kháng thể chống lại virus.

Chỉ định

Tiêm bắp, liều lượng 0,5ml cho 1 mũi tiêm 

  • Mũi 1: tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên 
  • Mũi 2: tiêm từ 28 ngày sau mũi 1 

Chống chỉ định, đối tượng tiêm, hoãn tiêm và cẩn thận trong tiêm

Tương tự như vaccine AstraZeneca.

Lưu ý: Người có phản ứng phản vệ nặng hoặc phản vệ độ 2 trở lên sau tiêm mũi 1 không tiêm mũi 2 của vaccine hoặc bất kỳ vaccine COVID-19 mARN nào khác 

Độ hiệu quả

Sau liều đầu tiên đạt 91,9% bắt từ 14 ngày sau tiêm, kháng thể tồn tại đến 6 tháng sau liều 2

Phản ứng sau tiêm

Tương tự như vaccine AstraZeneca. 

Lưu ý: nguy cơ viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim tăng lên sau khi tiêm liều 2 của vaccine Moderna. 

 

Pfizer/BioNTech (Comirnaty)

Nguồn gốc xuất xứ

Là vaccine mARN của hãng Pfizer-BioNTech, được nghiên cứu và sản xuất tại Bỉ và Đức.

Pfizer/BioNTech chính thức xin cấp phép tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em 5-11 tuổi - Tin liên quan - Cổng thông tin Bộ Y tế

Cơ chế hoạt động

Tương tự vaccine Moderna

Chỉ định

Tiêm bắp, liều lượng 0,3ml cho 1 mũi tiêm 

  • Mũi 1: tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên 
  • Mũi 2: tiêm từ 3-4 tuần sau mũi 1 

Chống chỉ định, đối tượng, hoãn tiêm và cẩn thận trong tiêm

Tương tự như vaccine Moderna và AstraZeneca

Lưu ý: không tiêm vaccine cho những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với polyethylene glycol hoặc các phân tử liên quan. Và những người có phản ứng dị ứng ngay lập tức (phản vệ, nổi mày đay, phù mạch, suy hô hấp) với liều đầu tiên sẽ không tiêm liều tiếp theo.

Độ hiệu quả

Từ 95% đến 100% sau khi tiêm liều thứ 2 khoảng 7 ngày

Phản ứng sau tiêm

Tương tự như vaccine AstraZeneca và Moderna

Vero Cell (Sinopharm)

Nguồn gốc xuất xứ

Được nghiên cứu và sản xuất bởi Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Sinopharm (Trung Quốc). Đây cũng là loại vaccine phòng Covid-19 đầu tiên không thuộc phương Tây và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt (ngày 7/5/2021, vaccine Sinopharm được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp).

Cơ chế hoạt động

Công nghệ Vaccine bất hoạt 

  • Được tạo ra bằng cách biến đổi hoặc vô hiệu hóa virus, để khi được đưa vào cơ thể vaccine có thể kích thích hệ miễn dịch nhưng virus không còn khả năng gây bệnh nữa.
  • Khi hệ miễn dịch tiếp xúc với virus bất hoạt, các cơ chế phòng thủ như kháng thể và tế bào sẽ tấn công virus bất hoạt, trong quá trình này hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ các kháng nguyên của virus và sản sinh những tế bào và kháng thể nhằm vào những kháng nguyên này trong tương lai.
  • Lần tiếp theo, người bệnh tiếp xúc với virus này hệ miễn dịch đã sẵn sàng để chống lại chúng.

Chỉ định

Têm bắp, liều lượng 0,5ml cho 1 mũi tiêm 

  • Mũi 1: tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên 
  • Mũi 2: tiêm từ 3-4 tuần sau mũi 1 

Chỉ định tiêm đối với từng đối tượng:

Đối với các nhóm đối tượng đặc biệt:

  • Nhóm người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó: có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có thể tiêm vaccine sau 6 tháng khỏi bệnh;
  • Nhóm người từ 60 tuổi trở lên: Dữ liệu về việc tiêm chủng cho đối tượng từ 60 tuổi trở nên còn nhiều hạn chế vì cỡ mẫu nhỏ. Tuy nhiên, ở các nhóm tuổi lớn, tính sinh kháng thể sau tiêm vaccine Vero Cell là tương tự như ở người trẻ tuổi;
  • Nhóm người mắc bệnh nền: Tiêm chủng được khuyến nghị cho những người mắc loại bệnh nền mà được xác định là có nguy cơ bị nặng nếu bị nhiễm COVID-19;
  • Nhóm người phụ nữ mang thai: WHO khuyến cáo sử dụng Sinopharm cho phụ nữ có thai khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ rủi ro;
  •  Nhóm người phụ nữ cho con bú: Vì đây không phải là vaccine virus sống, nên nó không có khả năng gây ra nguy cơ cho trẻ bú mẹ. WHO không khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm phòng.

Đối tượng tạm hoãn tiêm: 

  • Có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vaccine Vero Cell trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2.
  • Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vaccine như Hydroxit nhôm.
  •  Phản ứng sau tiêm vaccine Vero Cell
  • Một vài tác dụng phụ thường gặp
  • Đau nhức tại vị trí tiêm.
  • Mệt mỏi, uể oải.
  • Nhức đầu, sốt, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn…
  • Tiêu chảy

Một vài tác dụng phụ không phổ biến, hiếm gặp:

  • Chóng mặt, chán ăn, đau hầu họng, khó nuốt, chảy nước mũi
  • Táo bón, quá mẫn cảm
  • Nghẹt mũi, khô họng, cúm, giảm cảm, đau chân tay, đánh trống ngực
  • Đau bụng, phát ban, niêm mạc da bất thường, mụn trứng cá, bệnh nhãn khoa, tai…

CDC đã khẳng định rằng các lợi ích miễn dịch mà vaccine mang lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng khi tiêm vaccine Covid-19.

 

Cùng tìm hiểu thêm về thông tin các vaccine này tại đây!

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh

Bài Viết Trước

UNG THƯ VÚ VÀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT

Bài Viết Tiếp Theo

BỐ TRÍ CÁC BỮA ĂN TRONG NGÀY TRONG MÙA COVID

Bài Viết Tiếp Theo

BỐ TRÍ CÁC BỮA ĂN TRONG NGÀY TRONG MÙA COVID

Bài Viết Mới

10 lợi ích tuyệt vời của mãng cầu xiêm đối với da, tóc và sức khỏe

10 lợi ích tuyệt vời của mãng cầu xiêm đối với da, tóc và sức khỏe

09/02/2022
9 thách thức mà mọi doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt

9 thách thức mà mọi doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt

13/12/2021
bí ý tưởng

Những website giúp bạn thoát khỏi tình trạng “Bí ý tưởng”

19/11/2021
HR

HR là gì? Bí ẩn ít ai biết ngành nhân sự

01/11/2021
Top 10++ Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của mướp

Top 10++ Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của mướp

14/02/2022
Mách bạn 4 cách để có sự phát triển trong nghề nghiệp

Mách bạn 4 cách để có sự phát triển trong nghề nghiệp

07/12/2021

Đây là blog cá nhân mọi bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với việc sử dụng các thông tin trên website. Xem thêm

Liên hệ
  • Booking bài viết
  • Mua website
Chuyên mục
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • E-learning
  • Ngoại ngữ
Tag khóa học
  • Kinh doanh – Khởi nghiệp
  • Phát triển bản thân
  • Phong cách sống
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Ngoại ngữ
  • Marketing
  • Bán hàng
  • Thiết kế
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog

Copyright 2021. ATP.