Có thể bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Big idea ở đâu đó. Tuy nhiên, trong tiếp thị quảng cáo, nó tượng trưng cho một chìa khóa thành công cho việc nỗ lực truyền đạt thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hãy cùng Vietclass.vn tìm hiểu về thuật ngữ này nhé
Mục Lục
Big idea là gì?
Như các bạn đã biết, trước khi chạy bất kì một chiến dịch hay quảng cáo chúng ta luôn cần tìm hiểu insight của khách hàng. Insight đó chính là những thắc mắc, vấn đề chưa được giải quyết, nhu cầu chưa được đáp ứng. Sau bước tìm insight, chúng ta sẽ có Big idea.
Đây không phải cái gì đấy quá hoành tráng hoặc khó thực hiện. Hãy nhìn theo hướng đơn giản hơn, nếu insight là những bài toán chưa được giải quyết của người tiêu dùng, thì nó là gì chính là lời giải cho bài toán trên. Không cần là những cái gì lớn lao. Nếu doanh nghiệp sử dụng một ý tưởng ấn tượng, khiến nhiều người ngạc nhiên là rất tốt nhưng chúng luôn luôn phải kết nối với insight và phải bắt nguồn từ Insight.
Để xác định một Big idea
Phải thỏa mãn 3 yếu tố: Chuyên sâu, bền bỉ và khả thi, có 3 loại cơ bản:
- BRAND BIG IDEA (Sứ mệnh, tầm nhìn và định vị)
- COMMUNICATION BIG IDEA (khái niệm truyền thông hướng chiến lược)
- ADVERTISING BIG IDEA (Quảng cáo)
Những cách tạo ra một “big idea” bùng nổ
Ý tưởng bắt nguồn từ đối thủ
Bây giờ có thể thấy những ý tưởng rất dễ bị đạo nhái, và trong môi trường số hiện nay thì mọi thông tin có thể được liên kết với nhau một cách hết sức dễ dàng. Việc bạn lắng nghe và quan sát là “kim chỉ nam” để tạo ra một “big idea” cho riêng mình. Chỉ trong vòng vài phút, bạn có thể lên những mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh khác như Facebook, Twitter, Fanpage… để thấy những gì họ đăng, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ.
Khi bạn nhìn thấy một thứ gì đó ấn tượng với bạn, hãy ghi lại và coi đó như là một cảm hứng để phát triển ý tưởng cho riêng bạn. của đối thủ.
“Big Idea” xây dựng từ ý kiến khách hàng
Hiện nay rất nhiều thương hiệu lên những ý tưởng và những chiến lược Marketing dựa trên những ý kiến thăm dò của khách hàng. Khách hàng vô tình trở thành người “truyền cảm hứng” cho thương hiệu của mình. Nếu bạn có một danh sách khách hàng, bạn có thể gửi email cho khách hàng những câu hỏi mà thúc đẩy họ đưa ra ý kiến và giúp doanh nghiệp của bạn tốt lên.
Đôi khi không cần những Marketer chuyên nghiệp mà khách hàng chính là người giúp doanh nghiệp tạo ra được “big idea”. Trong trường hợp bạn không có danh sách khách hàng đăng kí, bạn có thể nhờ Social Media thăm dò khách hàng, hãy nhớ nền tảng mạng xã hội có “uy lực” lớn như thế nào để bạn có thể tận dụng. Có rất nhiều ý kiến cho rằng mỗi khi nhận được phản hồi của khách là nhận một tá ý tưởng tuyệt vời
Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh