Mục Lục
Thương mại điện tử là gì ?

Thương mại điện tử có tên tiếng anh là e-commerce, e-comm hay viết tắt là EC hoặc thương mại internet, đề cập đến việc mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ có sử dụng internet để thực hiện việc mua bán chuyển tiền, dữ liệu để thực hiện các giao dịch này.
TMĐT thường được sử dụng để chỉ việc bán sản phẩm trực tuyến, nhưng nó cũng có thể mô tả bất kỳ loại giao dịch thương mại nào được diễn ra thông qua internet.
Tại sao doanh nghiệp cần tân dụng phát triển Thương mại điện tử ?

Thương mại điện tử đem lại rất nhiều lời ích cho doanh nghiệp, sau đây là một số lý do mà bạn nên ứng dựng TMĐT cho doanh nghiệp của bạn.
- Làm cho Doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận được trên toàn cầu
- Cải thiện nhận diện thương hiệu
- Ứng dụng di động là lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng
- Nâng cao lòng trung thành của khách hàng
- Hiệu quả tốt hơn và tăng doanh thu
- Chi phí hoạt động kinh doanh thấp hơn
- Tính khả dụng – 24 * 7/365 ngày
- Bật Ưu đãi, Giảm giá, Phiếu thưởng và Giao dịch mua theo nhóm
Các cấp độ phát triển của Thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp

Thương mại điện tử được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển. Xin giới thiệu 02 cách phân chia sau:
Cách phân chia thứ nhất
6 cấp độ phát triển TMĐT
Cấp độ 1 – hiện diện trên mạng
- Doanh nghiệp có website trên mạng.
- Ở mức độ này, website rất đơn giản.
- Chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác.
Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp
- Website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn
- Có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện.
Cấp độ 3 – chuẩn bị TMĐT:
- Doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng.
- Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng.
- Các giao dịch còn chậm và không an toàn.
Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT:
- Website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của DN.
- Mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.
Cấp độ 5 – Thương mại điện tử không dây:
- Doanh nghiệp áp dụng Thương mại điện tử trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi) v.v…
- Sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocal).
Cấp độ 6 – cả thế giới trong một máy tính:
- Chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch.
Cách phân chia thứ hai
3 cấp độ phát triển TMĐT
Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin)
- Doanh nghiệp có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ… Các hoạt động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống.
Cấp độ 2 – thương mại giao dịch (t-commerce, t=transaction: giao dịch)
- Doanh nghiệp cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, có thể bao gồm cả thanh toán trực tuyến.
Cấp độ 3 – thương mại tích hợp (c-business, c=colaborating, connecting: tích hợp, kết nối)
- Website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.
Người viết: Quang Nhật
Nguồn: Tổng hợp và chỉnh sửa