Dinh Nguyen Trong Nghia

Khóa học lập trình web cơ bản với HTML&CSS

Học lập trình Web cơ bản với HTML và CSS. Tạo các trang Web responsive đáp ứng được cả trang các thiết bị khác nhau.

HTML & CSS là gì ?

html-va-css

HTML/CSS đều là hai ngôn ngữ lập trình.

Trong khi HTML (HyperText Markup Language – ngôn ngữ đánh dấu) được dùng để xây dựng cấu trúc cho từng phần nội dung

Thì CSS (Cascading Style Sheet- ngôn ngữ định dạng theo từng lớp) được dùng để tạo định dạng hiển thị cho HTML.

Nói cách khác, HTML là công cụ để thêm nội dung và mô tả ý nghĩa cho bố cục,

Còn CSS là công cụ để trang trí, thiết lập cỡ chữ, màu sắc, các kiểu chữ, hiệu ứng đơn giản…

Cho giao diện trang web.

Bạn hãy tưởng tượng, với một ý tưởng để thiết kế website mà bạn vừa nghĩ ra hay một bản thiết kế đã hoàn chỉnh trên các công cụ thiết kế như Photoshop, Ai,..

Nhưng chưa phải là một website thật sự.

Vậy thì khi này bạn sẽ cần đến công cụ HTML/CSS được sử dụng để giúp cho bản thiết kế của bạn trở thành một trang web theo đúng nghĩa chứ không chỉ là ý tưởng hay hình ảnh đồ họa.

Tầm quan trọng của HTML/CSS và website

Tầm quan trọng của HTML/CSS và website

Chắc chắn HTML/CSS là một công cụ có rất nhiều công dụng thì chúng mới có thể trở nên “không thể thiếu” đối với website.

Có thể nói HTML/CSS là bộ đôi công cụ luôn đi liền với nhau, không thể tách rời và hoạt động độc lập.

Tương tự như vậy, để nói vê tầm quan trọng của chúng đối với website cũng không thể bóc tách chúng để phân tích bởi chúng có tầm quan trọng như nhau.

Xây dựng cấu trúc, sắp xếp bố cục, định dạng nội dung website

Mỗi trang web – dù phức tạp hay mới lạ đến đâu cũng xây dựng nên bởi một loạt các thẻ HTML khác nhau.

Mỗi thẻ sẽ thể hiện một phần nội dung nhất định, những chức năng nhất định.

Chẳng hạn bạn sử dụng HTML để thêm nội dung vào các tiêu đề, định dạng nội dung, tạo danh sách, chèn hình ảnh, chèn ký tự đặc biệt hoặc trực tiếp tạo ra các phần nội dung, bố cục mới.

Ở HTML, bạn có thể thỏa sức sáng tạo, xây dựng cấu trúc, sắp xếp bố cục cho website.

Tuy nhiên, như đã nói trên, HTML chỉ là ngôn ngữ đánh dấu,

Chính vì vậy nó không thể khiến cho trang web chuyển động hoặc quá thu hút với người dùng.

Thay vào đó, phần quan trọng này sẽ là của CSS.

Nhiệm vụ của CSS là định dạng những phần nội dung đã được tạo ra bởi HTML.

Các lập trình viên có thể thiết kế màu sắc, thêm màu nền, định dạng kích cỡ, kiểu chữ sao cho khi xuất hiện trên giao diện chúng trông sinh động và thu hút người truy cập.

CSS tạo nên phong cách cho doanh nghiệp trên Internet và hoạt động như một tổ chức có điều hành.

Tăng tốc độ tải trang cho trang web

Tốc độ tải trang rất quan trọng, nó quyết định đến khả năng người dùng có ở lại với trang web hay không?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trang web có tốc độ load trang càng nhanh (1 -2 giây) thì khả năng khách hàng truy cập  và ở lại web càng cao.

2 giây để tải toàn bộ website – Liệu có thực hiện được hay không?

Không chỉ làm cho giao diện sinh động mà CSS còn giúp cho tốc độ tải trang nhanh hơn.

CSS còn cho phép lập trình viên thiết kế các thẻ của HTML như <h1> hay <ul> để từ khóa và anchor text nằm trong thẻ trở nên nổi bật hơn khi hiển thị mà không làm “nặng” khiến tốc độ tải trang bị chậm đi.

Điều này còn giúp cho công cụ Search Engine đánh giá cao website của doanh nghiệp,

Tạo điều kiện tốt cho việc SEO website sau này.

Tuy nhiên tối ưu như thế nào thì còn phải phục thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của lập trình viên.

Tiết kiệm nhiều thời gian, công sức khi thiết kế website

Mới đây, khi website ngày càng trở nên bão hòa đòi hỏi chúng phải liên tục được tích hợp nhiều tính năng ưu việt thì các lập trình viên mới công nhận rằng việc sử dụng CSS giúp cho đội ngũ lập trình tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

Chỉ với một đoạn CSS nhỏ có thể làm cho giao diện trở nên hấp dẫn và thu hút hơn.

Hơn nữa, ngôn ngữ CSS và HTML lại rất dễ sử dụng và nâng cấp.

Giờ đây, chúng đã được cải tiến rất nhiều, giúp cho việc thiết kế website hoàn chỉnh trở nên đơn giản hơn mà không cần sử dụng thêm bất kỳ một ngôn ngữ hỗ trợ nào khác.

Dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi thiết kế giao diện sang phong cách khác.

Nếu bạn thường xuyên tìm hiểu về lĩnh vực thiết kế website thì chắc hẳn bạn đã biết, website là một sản phẩm rất dễ dàng “lỗi thời” nếu như không được chăm sóc.

Chỉ cần website của doanh nghiệp chậm chân “upload” thì ngay lập tức đối thủ của bạn thêm một điểm mạnh.

Các tập tin HTML và CSS thường rất nhẹ, cho dù bạn có viết vài ngàn dòng trong 1 file hay nhiều file thì cũng không có vấn đề gì cả, file có thể được upload lên web server (hosting) và được biên dịch ngay lập tức để cập nhật nhanh chóng nội dung, giao diện của website.

Tối ưu hóa về thiết kế và định dạng cho trang web của mình.

Cũng là một điểm mạnh nữa của HTML và CSS khi chúng có khả năng tự định dạng các thiết kế cho website một cách tối ưu.

Thậm chí, kể cả các hiệu ứng hình ảnh, video trước đây phải nhờ đến sự hỗ trợ của Flash cũng có thể hoạt động độc lập nhờ vào những cập nhật trong các phiên bản mới nhất của HTML/CSS là HTML5/CSS3.

 

Còn chần chờ gì nũa cùng Vietclass nhanh tay đăng ký khóa học lập trình web cơ bản cùng giảng viên Đinh Nguyễn Trọng Nghĩa ngay nào !

Nội dung khóa học

 Phần 1: Giới thiệu khóa học

Bài 1: Giới thiệu khóa học HTML & CSS

Bài 2: Cài đặt môi trường làm việc

 Phần 2: HTML cơ bản

Bài 3: Tạo thẻ HTML đầu tiên

Bài 4: Tạo đoạn văn bản

Bài 5: Tạo liên kết

Bài 6: Thêm hình ảnh

Bài 7: Tạo danh sách

Bài 8: Tạo các biểu mẫu

Bài 9: Thêm các trường vào Form

Bài 10: Thêm thẻ Select vào Form

Bài 11: Thêm bảng biểu

Bài 12: Cấu trúc của file HTML

 Phần 3: Cơ bản về CSS

Bài 13: Giới thiệu về CSS

Bài 14: Sử dụng file CSS ngoài

Bài 15: Chọn phần tử trong CSS

Bài 16: Box model

Bài 17: Canh lề trong CSS

Bài 18: Định dạng văn bản

 Phần 4: Project: Landing page

Bài 19: Giới thiệu trang web ví dụ trong project

Bài 20: Định dạng các menu

Bài 21: Định dạng hình ảnh

Bài 22: Định dạng hiển thị cho các sản phẩm

Bài 23: Tạo landing page thành responsive

08:39

 Phần 5: Các chủ đề CSS nâng cao

Bài 24: Tạo Breakpoint truy vấn media

Bài 25: Tạo layout web responsive

Bài 26: Căn bản về Flexbox

Bài 27: Xây dựng cấu trúc trang dùng Flexbox

Bài 28: Căn bản với CSS Grid

Bài 29: Làm việc với hàng và cột trong grid

Bài 30: Tổng kết khóa học

Giảng viên Đinh Nguyễn Trọng Nghĩa 

- Th.S Đinh Nguyễn Trọng Nghĩa - Giảng viên khoa CNTT Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

- Hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy tại trường.

- Đảm nhận các môn học thuộc lĩnh vực Data Scicence, Internet Marketing, Web Developer

Video

Bạn sẽ học được gì ?

[1] Sử dụng được HTML và CSS để thiết kế giao diện các trang Web
[2] Sử dụng được các media query để làm cho trang web trở nên responsive (khả năng đáp ứng với các thiết bị khác nhau)
[3] Nắm được các khái niệm liên quan CSS Flexbox và CSS Grid
[4] Tự tin thiết kế landing page thông qua project.
Khóa học
Giảng viên
Được xem nhiều nhất
Không Có Nội Dung Để Hiển Thị