Hàng tồn kho là một khái niệm bị hiểu sai một cách căn bản trong đời sống. Thực chất đây là một khái niệm phổ biến của kinh tế học với nhiều điểm cần lưu ý. Hãy cùng Vietclass.vn giải đáp các thắc mắc về hàng tồn kho và cách quản lý của doanh nghiệp nhé
Mục Lục
Hàng tồn kho là gì?
Những mặt hàng dự trữ mà doanh nghiệp sản xuất để bán và kèm theo những thành phần khác tạo ra sản phẩm.
Có sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn. Chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy nên nếu biết cách quản trị một cách hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt các khoản phí không cần thiết và tăng thêm lợi nhuận hiệu quả khi sản xuất, kinh doanh.
Hàng hóa tồn kho bao gồm những gì?
Xét về chủng loại hàng hóa
- Hàng hoá mua về để bán (hàng hoá tồn kho, hàng hoá bất động sản, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến).
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.
- Sản phẩm dỡ dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho).
- Nguyên liệu, vật liệu.
- Công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường.
- Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dỡ dang.
- Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và thành phẩm, hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Xét về đặc điểm của hàng hóa
- Nguồn vật tư: như đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và những thứ tương tự. Những loại hàng này đều cần thiết cho quá trình sản xuất.
- Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
- Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
- Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.
3. Quản lý hàng tồn kho là gì?
Kiểm soát quá trình từ đầu đến cuối bao gồm:
- Đặt hàng, lưu trữ và sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp.
- có nhiều loại bao gồm: nguyên liệu thô, linh kiện và hàng hóa bán thành phẩm,…
Mục đích của quản lý
Dựa theo báo cáo nghiên cứu mục đích chính của việc quản lý hàng tồn kho chính là “dự phòng – đầu cơ – giao dịch” cụ thể”
- Dự phòng: chuẩn bị cho những tình huống kinh doanh xấu nhất có thể xảy ra
- Đầu cơ: Việc giữ hàng tồn kho giúp doanh nghiệp có được những lợi thế khi giá cả có sự thay đổi.
- Giao dịch: tránh được tình trạng tắc nghẽn trong quá trình sản xuất và bán hàng. Đảm bảo đảm được việc sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô. Mặt khác, việc bán hàng cũng không bị ảnh hưởng do có sẵn hàng hóa thành phẩm.
Tìm hiểu thêm về Vòng quay hàng tồn kho
Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh