Hội chứng kẻ mạo danh- Impostor Syndrome là một trở ngại ảnh hưởng đến rất nhiều người thành công và sáng tạo – vì họ nghi ngờ khả năng của bản thân họ. Hãy cũng Vietclass.vn đi sâu hơn vào tìm hiểu nó nhé.
“Impostor syndrome” là gì?
Hội chứng Kẻ mạo danh (IS) là một trải nghiệm nội tâm, khi con người ta tin rằng mình không có năng lực như những gì người khác tưởng. Mặc dù định nghĩa này thường chỉ bó hẹp áp dụng với trí thông minh và thành tựu nhưng nó cũng có liên đới với chứng cầu toàn và bối cảnh xã hội.
Nói một cách đơn giản, hội chứng kẻ mạo danh là việc một người cảm thấy mình là một tên giả mạo. Bạn cảm thấy như thể bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể bị người ta phát hiện là giả. Như thể bạn không thuộc về nơi này, và bạn chỉ đến được đây nhờ ăn may. Nó có thể ảnh hưởng lên bất kỳ ai mặc kệ địa vị xã hội, môi trường làm việc, mức kỹ năng hay bằng cấp chuyên môn.
Đặc tính của “Impostor syndrome”
Một số dấu hiệu chính của hội chứng này
– Tự nghi ngờ bản thân. (Self-doubt)
– Không thể đánh giá một cách thực tế năng lực và những kỹ năng của bản thân.
– Quy thành công của mình là do những yếu tố bên ngoài.
– Hạ thấp năng lực thể hiện.
– Sợ rằng mình sẽ không thể đáp ứng được những kỳ vọng dành cho bản thân
– Đạt được quá nhiều.
– Phá hoại chính thành công của mình.
– Đặt ra những mục tiêu khó và cảm thấy thất vọng khi không đạt được.
Cách đối mặt và vượt qua Hội chứng kẻ mạo danh – Impostor syndrome
1.Chú ý những tình huống có thể kích hoạt hội chứng mạo danh để bạn có thể tránh hoặc chuẩn bị tinh thần tốt hơn trong tương lai.
Hãy tự nhắc mình, chuyên môn, năng lực, trải nghiệm, thành tựu của mỗi người rất khác nhau. Đừng lo sợ rằng những gì người khác đạt được hay sở hữu sẽ đe doạ bạn,lấy mất cơ hội của bạn. Mà hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm được, hoàn thành tốt.
2. Ghi nhận những thành công của bản thân
Tuy khiêm tốn là một đức tính tốt, nhưng nếu bạn không biết cách thừa nhận và coi trọng thành công của do bản thân mình thực hiện được, thì bạn đang tự chuốc lấy thất bại cho chính mình. Hãy học cách dành thời gian để xác định cụ thể thành công của bạn là do những kỹ năng nào và bạn có thể xây dựng, phát triển thêm trong tương lai.
3. Nói chuyện với chính mình một cách tử tế
Hãy tập thói quen tự nói chuyện với chính mình bằng những lời động viên tích cực. Hãy nghĩ về những thứ bạn đã đạt được, và tại sao chúng lại quan trọng. Lưu lại những email hay những lời khen ngợi, động viên từ người khác để tự nhắc rằng bạn đã tạo ra sự khác biệt tốt đẹp hơn cho cuộc sống của họ. Khi bạn cảm thấy mất tự tin vì một vấn đề nào đó, hãy nghĩ về điều bạn làm tốt trong các lĩnh vực khác của cuộc sống
4. Tìm kiếm hỗ trợ từ bạn bè, đồng nghiệp
Trò chuyện với một người bạn thân thiết, một đồng nghiệp đáng tin cậy, người cố vấn hoặc huấn luyện viên nghề nghiệp có thể đem lại rất nhiều điều hữu ích. Bạn sẽ nhận ra rằng một số đồng nghiệp của bạn cũng đã từng gặp những khó khăn tương tự và sự hỗ trợ về mặt tinh thần sẽ giúp cả hai bên có cách đối diện với khó khăn hiệu quả hơn.
Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh