Việt Class
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog
Việt Class

Lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát?

Lạm phát là gì? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này

Le OanhBởi Le Oanh
10/12/2021
Trong Chưa phân loại
0

Lạm phát là một thuật ngữ rất quen thuộc thường được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, báo đài. Tuy nhiên, nếu không nghiên cứu sâu vào kinh tế vi mô/vĩ mô, bạn sẽ hơi khó khăn để hiểu được khái niệm này. Hãy cùng Vietclass.vn tìm hiểu thêm về thuật ngữ này nhé.

Mục Lục

  • Lạm phát là gì?
  • Nguyên nhân
    • Lạm phát do cầu kéo
    • Lạm phát do chi phí đẩy
    • Lạm phát do cơ cấu
    • Lạm phát do cầu thay đổi
    • Lạm phát do xuất khẩu
    • Lạm phát do nhập khẩu
    • Lạm phát do tiền tệ
  • Một số phương án kiểm soát lạm phát

Lạm phát là gì?

lam-phat-la-gi

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó nó phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát có 3 mức độ:

  • Tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Phi mã: 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: trên 1000%

Một số khái niệm liên quan khác

  • Giảm phát: là sự sụt giảm trong mức giá chung của nền kinh tế
  • Thiểu phát: là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Ở Việt Nam, có nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát
  • Siêu lạm phát (trên 1000%): là tình trạng lạm phát cao nhất, có tác động phá hoại nền kinh tế, vòng xoáy ngoài tầm kiểm soát
  • Tái lạm phát: Nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn là bởi một số nguyên nhân chính sau đây:

Lạm phát do cầu kéo

Là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả cũng tăng. Đồng thời dẫn đến giá cả của hàng loạt hành hóa khác cũng “leo thang”. Như vậy, giá trị của đồng tiền cũng bị mất giá, do đó, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ.

Lạm phát do chi phí đẩy

Do chi phí đẩy được liệt kê là giá cả nguyên liệu mua vào, thuế, tiền lương công nhân, chi phí bảo hiểm, tiền máy móc,… của một doanh nghiệp. Một khi những chi phí này tăng lên sẽ buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo thu được lợi nhuận. Điều này dẫn đến tình trạng mức giá chung của toàn thể kinh tế tăng theo.

Lạm phát do cơ cấu

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, nhưng do là mặt hàng được cung cấp độc quyền nên bên cung ứng vẫn không thể giảm giá. Trong khi đó lượng cầu về một mặt hàng khác tăng lên và đồng thời giá cũng tăng.

Lạm phát do xuất khẩu

Do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Tổng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến tổng cung không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi đó, giá cả của các sản phẩm thiếu hụt sẽ tăng lên.

Lạm phát do nhập khẩu

Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế hoặc do giá cả khiến giá bán ra trong nước cũng tăng theo. Nếu mức giá chung bị giá cả của hàng hóa nhập khẩu đội lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.

Lạm phát do tiền tệ

Đây là nguyên nhân từ các ngân hàng khiến lượng tiền trong nước tăng, phát sinh lạm phát. Khi ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước không mất giá. Hoặc, có thể do ngân hàng mua trái theo yêu cầu nhà nước, khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhiều.

Một số phương án kiểm soát lạm phát

lam-phat-la-gi

Đối với mỗi một quốc gia việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ nền kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu.

– Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông

  • Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.
  • Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các ngân hàng với nhau.
  • Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
  • Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại.
  • Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
  • Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.
  • Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội, tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.

– Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông

  • Khuyến khích tự do mậu dịch
  • Giảm thuế
  • Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu

– Đi vay viện trợ nước ngoài

– Cải cách tiền tệ

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh

Bài Viết Trước

GDP danh nghĩa là gì? Đặc điểm và so sánh GDP thực

Bài Viết Tiếp Theo

Bí quyết bảo mật facebook chấp mọi hacker 2021

Bài Viết Tiếp Theo
bbaor mật facebook

Bí quyết bảo mật facebook chấp mọi hacker 2021

Bài Viết Mới

link 907

Mở Khóa Facebook Mạo Danh bằng link 907

19/12/2021
Da là gì? Da hoạt động như thế nào? Vai trò của da đối với cơ thể là gì?

Da là gì? Da hoạt động như thế nào? Vai trò của da đối với cơ thể là gì?

20/02/2022
Top 10 trung tâm tiếng Anh uy tín tại thành phố Tuy Hòa

Top 10 trung tâm tiếng Anh uy tín tại thành phố Tuy Hòa

17/11/2021
Top 14 Trường Mầm non tại Thanh Hóa có chất lượng tốt nhất năm 2022

TOP 9 Trường mầm non Quảng Ngãi đạt chuẩn, đáng tin cậy nhất 2022

24/02/2022
co-nen-su-dung-theme-nulled-plugin-nulled-cho-wordpress

Theme wordpress lậu là gì ? Tại sao không nên sử dụng

09/12/2021

5 cách cải thiện khả năng nghe Tiếng Anh

29/11/2021

Đây là blog cá nhân mọi bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với việc sử dụng các thông tin trên website. Xem thêm

Liên hệ
  • Booking bài viết
  • Mua website
Chuyên mục
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • E-learning
  • Ngoại ngữ
Tag khóa học
  • Kinh doanh – Khởi nghiệp
  • Phát triển bản thân
  • Phong cách sống
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Ngoại ngữ
  • Marketing
  • Bán hàng
  • Thiết kế
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog

Copyright 2021. ATP.