Kế hoạch kinh doanh (tên tiếng anh là Business Plan) là một tài liệu cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng cần phải có trước khi bắt đầu hoạt động.
Mục Lục
6 lưu ý để viết một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh
1. Phác thảo ý tưởng kinh doanh cơ bản
Tập trung nghiên cứu, chọn lọc ra những ý tưởng phù hợp dựa trên các số liệu đã thu thâp được và đồng thời phác thảo mô hình kinh doanh bạn mong muốn. Đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào? sẽ giúp cho bạn xác định rõ các bước phác thảo cho bản kế hoạch kinh doanh của mình. Đồng thời đó còn có thể là một công cụ hiệu quả giúp bạn dễ dàng làm việc với nhà đầu tư.
2. Lên ý tưởng kinh doanh cụ thể
Một sai lầm mà nhiều doanh nghiệp hiện nay hay gặp phải khi xây dựng chiến lược kinh doanh đó chính là lựa chọn không đúng lĩnh vực kinh doanh để bắt đầu. Và nếu như bạn đã muốn theo đuổi một lĩnh vực kinh doanh nào đó thì bạn phải chắc chắn rằng mình có kinh nghiệm chuyên môn, đam mê để theo đuổi tới cùng.
3. Triển khai nghiên cứu thị trường
Triển khai nghiên cứu thị trường là một trong những bước quan trọng trong quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Hãy bắt đầu từ việc thực hiện các cuộc khảo sát để kiểm tra xem sản phẩm, dich vụ của mình có đang phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại và có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không trước khi bắt đầu triển khai kinh doanh. Sự thành công trong kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào ý tưởng thú vị mà còn được quyết định bởi nhu cầu của thị trường.
4. Tìm người có năng lực giỏi để hỗ trợ
Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và chuẩn xác bạn không thể tự làm một mình mà cần phải có sự hỗ trợ đắc lực từ các công sự có trách nhiệm, chuyên môn cao về kinh doanh. Đó phải là người có năng lực chuyên môn khá, có kỹ năng lên kế hoạch và có một giá trị đạo đức tốt đến đôi bên có thể bổ trợ lẫn nhau. Hoặc bạn có thể lựa chọn những cộng sự có thể giúp bạn thực hiện những công việc không phải điểm mạnh của bạn, và hơn nữa là giúp cho bạn rèn luyện thêm, biến điểm yếu thành điểm mạnh.
5. Kiểm soát tài chính vững vàng
Có kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán là yếu tố quan trọng để bạn có thể xây dựng cho doanh nghiệp mình một mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Việc nắm vững các kỹ năng kế toán, sử dụng thành thạo phần mềm máy tính, kiểm soát dữ liệu, ngân sách,….sẽ giúp cho doanh nghiệp có những tính toán, dự trù chi phí thích hợp nhằm nâng cao tính khả thi của dự án kinh doanh.
6. Tập trung vào hoạt động kinh doanh
Mục tiêu lớn nhất của một mẫu kế hoạch kinh doanh được xây dựng lên đó là giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được tính khả thi của dự án kinh doanh cũng như xác định được tiềm lực kinh tế và cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Sau đây là một số mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn chỉnh để doanh nghiệp tham khảo, hy vọng rằng những mẫu kế hoạch này có thể giúp ích cho bạn trong việc lập kế hoạch kinh doanh dễ dàng và hiệu quả.
Một số mẫu kế hoạch kinh doanh
Mẫu kế hoạch kinh doanh : Kế hoạch tiếp thị dành cho đại lý
Sử dụng mẫu này để:
- Hiểu thị trường của bạn
- Xác định các cơ hội kinh doanh
- Đặt mục tiêu rõ ràng, có thể triển khai
- Phát triển chiến lược tiếp thị của bạn
- Xem lại kế hoạch hành động tiếp thị của bạn
Nội dung sẽ bao gồm các câu hỏi quan trọng:
Thị trường của bạn
- Khách hàng của bạn là ai ? (nhu cầu, điều gì thúc đẩy họ mua sản phẩm, phân khúc khách hàng..)
- Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn
- Hoạt động tiếp thị khác (Cơ hội tiếp thị nào ở hiện tại bạn không tham gia? Họ có liên quan đến doanh nghiệp của bạn?)
Cơ hội thị trường
- Sức mạnh của chúng ta là gì ? ( điểm mạnh của sản phẩm và dịch vụ, so với đối thủ thế nào..)
- Cái gì chúng ta có thể cải thiện
- Cơ hội là gì ? (điểm mạnh tận dụng…)
- Những vấn đề đó là gì ?
Mục tiêu của bạn
- Mục tiêu kinh doanh chính của bạn là gì? Làm cho chúng trở nên thông minh (cụ thể, đo lường được, đồng ý, đạt được và có thể đạt được, thực tế và có nguồn lực, giới hạn thời gian).
- Thời hạn của bạn cho từng mục tiêu là gì?
- Những nguồn lực nào có để giúp bạn hoàn thành mục tiêu của mình?
- Bạn cần thêm nguồn lực nào để giúp bạn hoàn thành mục tiêu?
Chiến lược và kế hoạch tiếp thị
- Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu
- Sản phẩm hoặc dịch vụ nào chúng ta có thể cung cấp cho khách hàng
- Chúng ta có thể tiếp cận mọi người như thế nào để họ sử dụng những gì mình tiếp thị ?
- Làm thế nào để chúng ta truyền thông tới khách hàng tiềm năng ?
- Kế hoạch hành động marketing
Đánh giá kế hoạch hành động tiếp thị.
Mẫu kế hoạch kinh doanh : Kế hoạch hành động tiếp thị kỹ thuật số
Kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số không khác so với bất kỳ kế hoạch tiếp thị nào khác, khi lập kế hoạch này, bạn nên chú ý tới một số vấn đề như:
- Bắt đầu với khách hàng. Xây dựng kế hoạch của bạn xung quanh những hiểu biết và nhu cầu của khách hàng – không phải xung quanh các sản phẩm và chiến thuật của bạn.
- Giữ cho nó linh hoạt. Các tình huống và kế hoạch thay đổi, đặc biệt là trực tuyến, vì vậy hãy đảm bảo các kế hoạch có thể sử dụng được bằng tầm nhìn rõ ràng trong năm và giữ chi tiết trong thời gian ngắn hơn 90 ngày.
- Đặt các mục tiêu thực tế. Bao gồm các mục tiêu cụ thể trong kế hoạch của bạn nhưng giữ cho chúng thực tế bằng cách dựa trên những hiểu biết sâu sắc từ phân tích của bạn, để chúng dễ dàng cho người khác ghé vào.
- Giữ cho nó đơn giản! “Biệt ngữ ánh sáng” là tốt nhất. Một lần nữa, nó giúp người mua tin vào những gì bạn nói
- Chắc chắn rằng các kế hoạch luôn được cập nhập. Xem lại và cập nhật thường xuyên
Hệ thống lập kế hoạch RACE
Mẫu kế hoạch kinh doanh : Kế hoạch hành động tiếp thị bán hàng
Mẫu kế hoạch hành động tiếp thị bán hàng cho phép bạn mô tả theo từng tháng, cách bạn sẽ tiếp thị doanh nghiệp của mình. Khi tất cả các tháng đã được điền vào, bạn có một kế hoạch tiếp thị hoàn chỉnh cho doanh nghiệp của mình.
Các giai đoạn trước kế hoạch kinh doanh bán hàng và tiếp thị sẽ bao gồm:
- Phân tích ABC, trong đó tất cả khách hàng hoặc sản phẩm được chia thành ba nhóm: A, B và C
- Kịch bản tương lai
- Chiến lược bán hàng và tiếp thị
Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh