Mục Lục
Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing hay còn gọi là tiếp thị liên kết.
Đây là một chiến thuật giúp quảng bá, làm gia tăng doanh số bán hàng của các doanh nghiệp, nhà sản xuất.
Những người làm Affiliate Marketing hay còn gọi là Publisher
Sẽ có nhiệm vụ quảng bá và thu hút người dùng thực hiện các hành vi mà doanh nghiệp mong muốn như
mua hàng,
đăng ký sử dụng dịch vụ,
điền thông tin cá nhân giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng,…
qua đường link đã được doanh nghiệp cung cấp.
Và nếu hành vi khách hàng thỏa mãn những gì doanh nghiệp mong muốn,
Các Publisher sẽ được hưởng tiền hoa hồng theo thỏa thuận.
Tóm lại, hoạt động cơ bản của Affiliate Marketing là giới thiệu sản phẩm của nhà cung cấp đến khách hàng tiềm năng, nếu đạt được yêu cầu của nhà cung cấp (Mua hàng, click, để lại thông tin) thì Publisher sẽ nhận được hoa hồng.
Các thành phần cơ bản tham gia vào mô hình Affiliate Marketing?
Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant)
Là đơn vị, doanh nghiệp sở hữu sản phẩm, dịch vụ
Và có mong muốn tối ưu và tăng hiệu quả kinh doanh, doanh số của doanh nghiệp.
Họ có thể là người có sản phẩm cho nhập từ một nguồn nào đó hoặc cũng có thể là người tạo ra sản phẩm.
Các nhà cung cấp đôi khi có hoặc không có khả năng Marketing sản phẩm của họ.
Nhưng nhìn một cách tổng quan thì họ muốn sản phẩm, dịch vụ của họ được lan rộng hơn trên thị trường từ nhiều nguồn lực khác nhau
Nhà phân phối (Publisher)
Publisher là các đơn vị, cá nhân có khả năng bán hàng, có hiểu biết về quảng cáo,
Có nguồn truy cập (Traffic) hoặc các cá nhân có tầm ảnh hưởng có thể tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp đến người dùng.
Nhà phân phối sẽ dùng những chiến thuật riêng của mình để khách hàng thực hiện một số thao tác nhất định mà các nhà cung cấp mong muốn thì họ sẽ nhận được tiền hoa hồng. Nhưng tùy theo hành động, chính sách của nhà cung cấp mà tiền hoa hồng sẽ khác nhau giữa các hành vi của người mua hàng.
Người tiêu dùng (User/Customer)
Người tiêu dùng là trung tâm mà cả nhà cung cấp và nhà phân phối hướng đến.
Người tiêu dùng sẽ được các Publisher bằng cách nào đó thu hút và nhấp vô đường link Affiliate để mua một sản phẩm/ dịch vụ hoặc chỉ thực hiện các thao tác mà nhà cung cấp mong muốn
Hầu như những người tiêu dùng thông thường không thể phân biệt được được đâu là link Affiliate hay là link của nhà cung cấp.
Chỉ những cá nhân am hiểu về mô hình Affiliate mới có nhận ra
Dù thế nào thì những user cũng đừng quá lo lắng nhé vì hầu như dù mua bằng link nào thì người tiêu dùng vẫn không bị trả hơn giá thông thường đâu.
Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network)
Affiliate Network là một nền tảng trung gian giúp kết nối nhà cung cấp (Advertiser) với nhà phân phối (Publisher).
- Nhà cung cấp (Advertiser) muốn đưa sản phẩm của họ đến người dùng, họ chỉ cần tham gia vào Affiliate Network. Các Publisher trong Affiliate Network sẽ sử dụng sản phẩm của họ để tiếp thị liên kết.
- Nhà phân phối (Publisher) cần có sản phẩm để đi tiếp thị liên kết, họ chỉ cần tham gia vào Affiliate Network. Tại đây, có rất nhiều sản phẩm từ nhà cung cấp, để các Publisher có thể lựa chọn và đi tiếp thị liên kết.
Như vậy, Affiliate Network là một nền tảng trung gian giúp kết nối nhà cung cấp (Advertiser) với nhà phân phối (Publisher).
Affiliate Network phải có hệ thống đo lường chính xác, chịu tránh nhiệm về tính trung thực, minh bạch giữa 2 bên (Advertiser và Publisher).
Sự kết nối của mạng lưới tiếp thị liên kết mang đến mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa nhà cung cấp và nhà phân phối.
Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)
Là một hệ thống tiếp thị liên kết do chính nhà cung cấp sản phẩm quy định.
Họ có thể tự quản lý hoặc thuê một đối tác chuyên cung cấp phần mềm quản lý, thống kê hoạt động tiếp thị liên kết của các Publisher
Tại sao ta nên tham gia Affiliate Marketing?
Không phải tham gia khâu tạo sản phẩm hoặc nhập hàng
Điều ám ảnh nhất trong kinh doanh của những người kinh doanh nhỏ lẻ chính là sự tồn hàng và bùng hàng.
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu kiếm tiền thì dường như bạn sẽ không có khả năng tạo ra sản phẩm kinh doanh hoặc không đủ vốn để nhập sản phẩm.
Chính vì vậy, mô hình Affiliate Marketing xuất hiện và giúp bạn giải quyết những vấn đề trên.
Nhiệm vụ của bạn chỉ là quảng cáo, giúp khách hàng tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm
Việc còn lại là của nhà cung cấp
Có thể làm việc bất cứ đâu
Chỉ cần một chiếc laptop có kết nối mạng Internet,
Bạn hoàn toàn có thể làm việc ở bất kì đâu mà không sợ bị gò bó giờ giấc như đi làm văn phòng,…
Không cần phải chăm sóc khách hàng
Như mình đã nói ban đầu, nhiệm vụ của bạn chính là tiếp thị và quảng bá sản phẩm để khách hàng thực hiện các hành vi mà nhà cung cấp mong muốn.
Mục đích cuối cùng là hướng khách hàng đến với link tracking trỏ về trang của nhà cung cấp.
Vì vậy, mọi hoạt động chăm sóc khách hàng không thuộc nhiệm vụ của người làm Affiliate
Có thể bắt đầu với chi phí thấp
Chỉ cần tốn từ vài trăm đến vài triệu xây dựng website bạn đã có thể gia nhập trở thành một publisher.
Nếu bạn không quảng bá bằng hình thức website mà dùng chiến dịch khác như Youtube hoặc Facebook,…
Bạn có thể sẽ tốn bất kỳ chi phí gì cả.
Nhìn chung, nếu bạn là người mới bắt đầu, vốn chưa cao bạn hoàn toàn có thể áp dụng những chiến dịch với chi phí thấp
Khả năng nhân rộng, thu nhập thụ động
Khi bạn gây dựng cho mình hoàn chỉnh một hệ thống quảng bá cho một sản phẩm nào đó,
Bạn sẽ có thể kiếm tiền thụ động với hệ thống đó.
Chỉ cần khách hàng có những hành vi thỏa mãn, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng.
Mình đã chứng kiến rất nhiều ví dụ các bạn trẻ kiếm được hàng trăm triệu chỉ bằng một bài viết nằm trong top 10 google và nó vẫn còn đang tiếp tục cho dòng thụ động.
Rèn luyện tốt kỹ năng Marketing thông qua các hoạt động quảng bá.
Để tối ưu hóa một website lên công cụ tìm kiếm hay gây dựng hình ảnh với người dùng thì đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi và trau dồi các kỹ năng về digital Marketing.
Chính vì vậy, kĩ năng về digital Marketing của bạn sẽ vươn xa và ngày càng cải thiện.
Tất nhiên là nó chỉ đúng với những bạn làm affiliate nghiêm túc và có đầu tư về thời gian và công sức
Đa dạng hóa lựa chọn
Đầu tiên về sản phẩm, trên mạng lưới Affiliate Network nhiều vô số và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bán bất kỳ sản phẩm gì mình tự tin để quảng bá dù sản phẩm đó có đắt đến đâu
Hướng dẫn cách làm Affiliate Marketing
Bước 1: Đánh giá (review) và cung cấp các thông tin về sản phẩm trên website/video của bạn
Việc trở thành một người làm Affiliate sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc trở thành một nhà sản xuất bởi bạn không cần phải lên ý tưởng về việc tạo ra một sản phẩm.
Thậm chí nếu bạn đam mê chơi game,
Bạn cũng có thể review các loại game và kiếm được hoa hồng từ chính việc giới thiệu lượt cài đặt game.
Nếu bạn chưa tưởng tượng ra cách làm thế nào bạn có thể theo dõi kênh Youtube Mixigaming của Độ Mixi để biết cách anh ấy đã livestream và review về các loại game như thế nào để thu hút gần 3 triệu lượt đăng kí kênh.
Quả là một con số ấn tượng phải không?
Chú ý: Cách để tạo nên một đánh giá đặc biệt và thu hút người xem là bạn có thể so sánh sản phẩm của mình với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Nhưng hãy đảm bảo rằng tất cả những gì bạn review đều là trải nghiệm thật của bạn.
Nếu những đánh giá của bạn không thực sự có ích, mọi người sẽ chỉ thấy rằng bạn đang cố để kiếm tiền thật nhanh.
Nếu thậm chí bạn còn không biết gì về sản phẩm, làm sao bạn có thể đánh giá nó một cách đáng tin cậy.
Bước 2: Tạo danh sách email của khách hàng tiềm năng
Email vẫn là một trong những kênh quảng cáo hiệu quả nhất hiện nay, vì vậy đừng bỏ qua nó.
Có 3 cách để bạn có thể thu thập danh sách email của khách hàng tiềm năng, đó là:
Cách 1: Hello bar ( Cổng chào)
Hello bar là một nơi đặt lời kêu gọi hành động được đặt ở đầu website. Bất kì khi nào có người truy cập vào website của bạn, họ sẽ nhìn thấy thanh công cụ này ở trên đầu.
Cách 2: Exit Gate (Cổng thoát)
Exit Gate là cổng thoát có dạng cửa sổ nhảy ra trên màn hình khi khách truy cập sắp rời khỏi trang web của bạn.
Bạn có thể để lại lời kêu gọi hành động khuyến khích mọi người để lại email của mình để có thể nhận thêm nhiều thông tin bổ ích khi trang web của bạn có nội dung mới.
Cách 3: Sidebar widget ( Tiện ích thanh bên)
Hãy thiết lập lời kêu gọi hành động ở thanh bên trên website của bạn.
Để khuyến khích họ để lại email, bạn hãy cung cấp cho họ những tài liệu hoặc tiện ích gì đó thực sự bổ ích,
ví dụ
như những khóa học miễn phí người xem có thể tải về khi để lại email như ví dụ bên dưới:
Một khi bạn đã có danh sách email khách hàng tiềm năng rồi,
Hãy giữ liên lạc với họ bằng cách gửi email thường xuyên, có thể theo tần suất 1 lần/tuần.
Nhưng hãy lưu ý đừng chỉ gửi cho họ nội dung bán hàng,
Hãy gửi cho họ những thông tin cập nhật quan trọng về lĩnh vực mà họ đang quan tâm.
Bước 3: Tư vấn trực tiếp cho khách hàng bằng hình thức livestream trên facebook
Nếu bạn đang cần mua một chiếc nồi chiên không dầu, bạn đọc một bài review trên blog hay xem một bài thuyết trình trực tiếp về chiếc nồi chiên không dầu đó, điều gì sẽ thuyết phục bạn mua chiếc tủ lạnh đó hơn.
Sự thật là nhiều người sẽ ra quyết định mua hàng dựa vào những bài thuyết trình trực tiếp hơn.
Hãy quảng bá buổi livestream facebook của bạn trên các phương tiện truyền thông trước 1 vài ngày để thu hút nhiều người đăng ký tham gia hơn.
Livestream trên facebook hiện nay đang rất thu hút được lượng người dùng xem,
Cho họ xem sản phẩm mà bạn đang quảng cáo trực tiếp và trả lời bất kỳ câu hỏi của họ.
Bạn có thể:
- Trình bày các tính năng của sản phẩm
- Hướng dẫn các cách sử dụng khác nhau của sản phẩm
- Nói về lợi ích và nhược điểm của nó
- Hướng dẫn khách hàng cách để sử dụng tối đa tác dụng của sản phẩm
Bạn có thể khéo léo đặt link tiếp thị sản phẩm của mình ở cuối buổi livestream, như vậy sẽ tự nhiên và hiệu quả hơn.
Bước 4: Mở rộng việc kinh doanh của bạn với quảng cáo PPC
Khi việc kinh doanh của bạn đã có những kết quả đầu tiên,
Bạn có thể tiếp tục phát triển nó bằng cách sử dụng quảng cáo trả tiền.
Bạn có thể sử dụng quảng cáo PPC để:
- Khuyến khích mọi người đăng kí tham gia hội thảo của bạn
- Mở rộng danh sách email khách hàng tiềm năng của bạn
- Tăng doanh số bán hàng
Ví dụ
khi bạn search “ Đồng hồ nam” trên Google, bạn có thể thấy các trang web bán đồng hồ chạy quảng cáo Google Ads hiện trên đầu tiên, điều này tăng khả năng mọi người nhấp vào và mua hàng trên website của bạn nhiều hơn.
Trên đây là một số thông tin mà Vietclass tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn về Affiliate Marketing, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !
Xem thêm các thông tin bổ ích khác tại đây !
Người viết: Quang Nhật
Nguồn: Tổng hợp và chỉnh sửa