Việt Class
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog
Việt Class

Những điều cơ bản cần biết về IFRS? Sự khác biệt giữa IFRS và IAS

IFRS là gì? IFRS nghĩa là gì? Tại sao dân trong ngành Kế toán - Kiểm toán - Tài chính - Thuế ai cũng nên thuộc lòng về các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế này

Le OanhBởi Le Oanh
12/11/2021
Trong Chưa phân loại
0
Những điều cơ bản cần biết về IFRS? Sự khác biệt giữa IFRS và IAS

Đối với dân trong ngành Tài chính, Kế toán hay Kiểm toán thì IFRS là một kiến thức cần cập kịp thời để hỗ trợ tốt nhất cho công việc của mình. Hãy cũng Vietclass.vn tìm hiểu thêm về khái niệm này nhé

Mục Lục

  • IFRS là gì?
  • Bộ chuẩn mực IFRS gồm bao nhiêu chuẩn mực nhỏ?
  • IAS là gì?
  • Sự khác biệt giữa IFRS và IAS
    • Năm phát hành:
    • Tổ chức/ Đơn vị ban hành:
    • Cách thức trình bày và ghi nhận tài sản dài hạn :
    • Số lượng chuẩn mực (được cập nhật liên tục):
    • Cải chính:

IFRS là gì?

Ifrs là gì? Tầm quan trọng của IFRS hiện nay

IFRS (International Financial Reporting Standards) được gọi là các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế gồm các chuẩn mực kế toán được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board – IASB) với mục tiêu đặt ra các quy tắc chung để báo cáo tài chính có thể thống nhất, minh bạch và có thể so sánh trên toàn thế giới.

IFRS xác định cách các công ty duy trì và báo cáo tài khoản của họ, xác định các loại giao dịch và sự kiện khác có tác động tài chính. Các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được thành lập để tạo ra ngôn ngữ kế toán chung, để các doanh nghiệp và báo cáo tài chính của họ có thể thống nhất và đáng tin cậy từ công ty này sang công ty khác, quốc gia này sang quốc gia khác.

Bộ chuẩn mực IFRS gồm bao nhiêu chuẩn mực nhỏ?

Những điều cơ bản cần biết về IFRS - unitrain.edu.vn

Tính đến nay, IASB đã cho ra mắt tổng cộng 17 chuẩn mực thuộc IFRS và hiện có 16 chuẩn mực đang được lưu hành, ứng dụng

IFRS 1 – Lần đầu áp dụng IFRS (First-time Adoption of International Financial Reporting Standards)

IFRS 8 – Bộ phận kinh doanh (Operating Segments) International Financial Reporting Standards)

IFRS 14 – Các khoản hoãn lại theo luật định (Regulatory Deferral Accounts)International Financial Reporting Standards)

IFRS 2 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (Share-based Payment) Instruments)

IFRS 9 – Các công cụ tài chính: ghi nhận và đo lường (Financial Instruments)

IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng (Revenue from Contracts with Customers)

IFRS 3 – Hợp nhất kinh doanh (Business Combinations) Instruments)

IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất (Consolidated Financial Statements)

IFRS 16 – Thuê tài sản (Leases)

IFRS 5 – Tài sản dài hạn chờ để bán khi hoạt động gián đoạn (Non-current Assets Held for Sale and Discontinued Operations)

IFRS 11 – Thỏa thuận liên doanh (Joint Arrangements) (Joint Arrangements)(Joint Arrangements)

IFRS 17 (bản cập nhật của IFRS 4) – Hợp đồng bảo hiểm (Insurance Contracts) (Joint Arrangements)(Joint Arrangements)

IFRS 6 – Thăm dò và định giá tài nguyên khoáng (Exploration for and Evaluation of Mineral Assets)

IFRS 12 – Thuyết minh về lợi ích của các đơn vị khác (Disclosure of Interests in Other Entities)

IFRS 7 – Các công cụ tài chính: thuyết minh (Financial Instruments: Disclosures)

IFRS 13 – Xác định giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) s: Disclosures)

IAS là gì?

Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards - IAS) là gì?

Được viết tắt từ tên gọi International Accounting Standards, các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS do Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC – International Accounting Standards Committee) có trụ sở tại Luân Đôn ban hành, gọi chung là IAS. Các chuẩn mực này đã được đặt ra từ rất lâu, áp dụng từ năm 1973 và hỗ trợ doanh nghiệp hiểu được cách thức ghi nhận cụ thể từng giao dịch vào báo cáo tài chính.

Không phân biệt quy mô hay loại hình doanh nghiệp, trường hợp nếu một quốc gia đã chấp nhận các chuẩn mực, tất cả doanh nghiệp thuộc quốc gia đó phải có nghĩa vụ tuân thủ và sử dụng báo cáo tài chính theo các chuẩn mực.

Sự khác biệt giữa IFRS và IAS

Năm phát hành:

Các chuẩn mực IAS được ra đời từ năm 1973 đến năm 2001

Các chuẩn mực IFRS ra đời sau năm 2001

Tổ chức/ Đơn vị ban hành:

IAS: Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASC

IFRS: Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASB

Cách thức trình bày và ghi nhận tài sản dài hạn :

IAS không có các quy tắc liên quan đến việc xác định, đo lường, trình bày và công bố đối với tất cả các tài sản dài hạn để bán. IFRS mới và bao gồm các quy tắc đó

Số lượng chuẩn mực (được cập nhật liên tục):

IAS bao gồm 41 chuẩn mực và đang được cải chính dần, hiện tại chỉ còn 23 chuẩn mực được áp dụng. IFRS hiện bao gồm 16 chuẩn mực, trong đó chuẩn mực IFRS 17 được cập nhật và thay thế cho IFRS 4

Cải chính:

Trong trường hợp cải chính, các nguyên tắc của IAS sẽ bị loại bỏ

Trong trường hợp có cải chính, các nguyên tắc của IFRS sẽ được xem xét

Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh

Bài Viết Trước

Top 4 trung tâm tin học tại Bà Rịa – Vũng Tàu tốt nhất

Bài Viết Tiếp Theo

Impostor Syndrome – Hội chứng kẻ mạo danh

Bài Viết Tiếp Theo
Impostor Syndrome – Hội chứng kẻ mạo danh

Impostor Syndrome - Hội chứng kẻ mạo danh

Bài Viết Mới

Burnout là gì? 5 cách để thoát khỏi tình trạng “kiệt sức”

TELEX RELEASE LÀ GÌ ? ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM

10/11/2021
Đi học mà chẳng hiểu giảng gì cả: hóa ra không phải lỗi của não, mà là lỗi của… não kia

Đi học mà chẳng hiểu giảng gì cả: hóa ra không phải lỗi của não, mà là lỗi của… não kia

03/07/2025
customer-loyalty

Bí quyết giúp nâng cao sự trung thành của khách hàng?

14/12/2021
5 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả việt quất

5 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả việt quất

09/12/2021
14 cách để vượt qua cơn nghiện điện thoại thông minh

Mách bạn cách thoát khỏi chứng nghiện điện thoại thông minh

09/01/2022
Top 10+ lợi ích tuyệt vời của điện thoại thông minh (Phần 2) 

12 tác hại của việc thức khuya gây hại cho sức khỏe

14/01/2022

Đây là blog cá nhân mọi bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với việc sử dụng các thông tin trên website. Xem thêm

Liên hệ
  • Booking bài viết
  • Mua website
Chuyên mục
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • E-learning
  • Ngoại ngữ
Tag khóa học
  • Kinh doanh – Khởi nghiệp
  • Phát triển bản thân
  • Phong cách sống
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Ngoại ngữ
  • Marketing
  • Bán hàng
  • Thiết kế
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog

Copyright 2021. ATP.