Đây là sự kiện lớn nhất trong đời học sinh của mỗi con người. Vậy hãy để Vietclass.vn thông tin đến những cách xét tuyển vào đại học để có thêm những cơ hội nhé.
Mục Lục
Cách thứ nhất: Xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
Đúng như tên gọi, đây là phương pháp xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thông thường, kỳ thi diễn ra vào cuối tháng 6 (từ 25 đến 17 tháng 6). Tuy nhiên năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên kỳ thi được tổ chức làm 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 8/8 đến 10/8; Đợt 2 từ 2/9 đến 5/9.
Môn thi: Thi sinh phải dự thi 3 môn bắt buộc gồm Toán, Văn, Anh và chọn một trong hai bài thi tổ hợp Khoa học xã hội hoặc Khoa học Tự nhiên. Điểm thi sẽ được công Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trong khoảng 20 ngày sau khi diễn ra kỳ thi.
Các trường đại học sẽ xét tuyển thí sinh vào trường bằng điểm từng tổ hợp (tổ hợp xét tuyển thay đổi tùy từng ngành). Xem thêm danh sách tổ hợp môn xét tuyển đại học TẠI ĐÂY.
Cách thứ hai: Xét tuyển bằng học bạ THPT
Xét tuyển bằng học bạ là gì? Xét tuyển bằng học bạ là phương thức xét tuyển bằng điểm trong quá trình học tập bậc THPT. Tùy theo chủ trường của từng trường mà cách thức xét điểm học bạ cũng khác nhau: Xét tuyển điểm trung bình học bạ 3 năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12; Xét tuyển điểm trung bình học bạ 5 kỳ lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12; Xét tuyển điểm trung bình theo tổ hợp môn lớp 10, lớp 11 và lớp 12; Xét điểm trung bình theo tổ hợp môn 5 học kỳ lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12.
Điều kiện xét tuyển học bạ: Việc xét tuyển phải đảm bảo phù hợp với quy chế tuyển sinh và chất lượng đầu vào của trường cũng như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những giấy tờ sau (photo công chứng):
+ Mẫu xét tuyển của trường;
+ Học bạ photo công chứng;
+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp ( nếu chưa có, sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, hoặc sẽ bổ sung sau);
+ Giấy khai sinh ( photo công chứng);
+ 4 ảnh 3×4, 2 ảnh 4×6;
+ Chứng minh thư ( Photo công chứng);
+ Hồ sơ học sinh, sinh viên
Cách thứ ba: Xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực hoặc kỳ thi riêng của trường
Thi đánh giá năng lực hoặc kỳ thi riêng của các trường là những kỳ thi do các trường đại học tự tổ chức và trình chủ trương lên Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi trường sẽ có một đề thi riêng cách thức thi riêng. Điểm bài thi được trường đại học sử dụng để xét tuyển sinh viên vào trường đó.
Thí sinh muốn xét tuyển bằng phương thức này phải đăng ký tham dự kỳ thi. Thời gian diễn ra kỳ thi do các trường tự xác định, thí sinh có thể theo dõi trên phương án tuyển sinh của nhà trường. Dưới đây là một vài ví dụ về kỳ thi đánh giá năng lực hoặc kỳ thi riêng của một số trường đại học:
+ Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM: Thí sinh làm 1 bài thi trong vòng 150 phút (120 câu hỏi), đề thi dưới dạng trắc nghiệm khách quan. Kết quả bài thi sẽ được các trường trong hệ thống ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc một số trường ngoài hệ thống dùng để tuyển sinh.
+ Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội: Thí sinh làm bài thi trực tiếp trên máy tính, điểm sẽ được thông báo ngay sau khi thời gian làm bài kết thúc.
+ Kỳ thi riêng của Đại học Bách Khoa Hà Nội: Thí sinh làm 1 bài kiểm tra tư duy trên giấy, nội dung thi gồm 2 phần Toán và Đọc hiểu.
Cách thứ tư: Xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên
Đối tượng được xét tuyển thẳng:
Theo Khoản 2- Điều 07- “Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh” Quy định về các đối tượng được xét tuyển thẳng vào trường gồm:
– Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT;
– Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải; Hoặc các giải quốc tế theo quy định của quy chế này thì được đăng ký xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
Những thí sinh trong đối tượng trên phải làm hồ sơ xin xét tuyển thẳng. Nếu đúng trong các diện được nêu ở trên sẽ được trường đại học tuyển thẳng mà không cần xét điểm thi tốt nghiệp THPT hay học bạ.
Đối tượng được xét tuyển ưu tiên:
Tại Khoản 3, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh, cụ thể như sau:
- a) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các môn thuộc tổ hợp đăng xét tuyển của thí sinh, tốt nghiệp THPT năm 2020, được cộng điểm ưu tiên theo môn đạt giải vào điểm xét tuyển của thí sinh.
- b) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT năm 2020, nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải được Hội đồng tuyển sinh của Học viện Ngân hàng đánh giá là phù hợp với môn thi thuộc tổ hợp đăng xét tuyển thì được cộng điểm ưu tiên theo môn đạt giải vào điểm xét tuyển của thí sinh.
- c) Thí sinh đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối ượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật, nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải được Hội đồng tuyển sinh của Học viện Ngân hàng đánh giá là phù hợp với môn thi thuộc tổ hợp đăng xét tuyển thì được cộng điểm ưu tiên theo môn đạt giải vào điểm xét tuyển của thí sinh.
Tùy theo mỗi trường sẽ có một số tiêu chí xét tuyển thẳng và xét tuyển ưu tiên được bổ sung thêm. Các thí sinh cần theo dõi, tìm hiểu kỹ quy chế tuyển sinh của trường đại học để có những lựa chọn phù hợp.
Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh