Thuật ngữ “gaslighting” bắt đầu được sử dụng từ những năm 1960 để miêu tả hành động lạm dụng nhận thức nạn nhân. Đây được xem là một trong những hành động bắt nguồn từ những chấn thương tâm lý. Hãy cùng Vietclass.vn tìm hiểu kỹ hơn về thao túng tâm lý nhé.
Gaslighting là gì?
Trong tiếng Anh, nghĩa đen của từ “gaslighting” hay “gas-lighting” là “thắp sáng đèn ga”. Về mặt tâm lý học, từ này dùng để chỉ việc thao túng tâm lý trong một mối quan hệ. Lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, sai sự thật khiến nạn nhân lo lắng, bối rối. Rồi dẫn đến nghi ngờ suy nghĩ, giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của mình. Dần dần, nạn nhân mất đi cảm nhận về thực tế.
Thuật ngữ này bắt nguồn từ vở kịch Gaslight (1938). Sau đó, nó được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên vào năm 1944.
Thao túng tâm lý chủ yếu xuất hiện trong các mối quan hệ yêu đương và hôn nhân. Nhưng cũng không có gì quá lạ khi hiện tượng này xuất hiện trong các mối quan hệ mang tính kiểm soát hoặc có thể xuất hiện trong các thành viên trong gia đình.
Những cá nhân “độc hại” sử dụng mánh khóe này để áp quyền lên người khác. Nhằm thao túng bạn bè, người thân trong gia đình và đôi khi là cả đồng nghiệp của mình.
Những dấu hiệu nhận biết một mối quan hệ gaslighting
Gaslighting khiến cho chúng ta:
- Cảm thấy mình không còn là con người trước kia nữa
- Cảm giác bồn chồn, tự ti xuất hiện ngày càng nhiều
- Thường xuyên tự vấn liệu rằng mình có quá nhạy cảm
- Cảm thấy mọi thứ mình làm đều sai trái
- Luôn nghĩ rằng mọi chuyện không ổn là do lỗi của bạn
- Thường xuyên nhận lỗi
- Linh cảm rằng có điều gì đó không ổn, nhưng không thể tìm ra nó là gì
- Thường xuyên tự vấn liệu rằng phản ứng của mình với đối phương có đúng mực hay không (chẳng hạn như tự cho rằng mình quá vô lý hoặc không yêu thương người ấy đủ)
- Tìm cách biện hộ cho hành vi của người ấy
- Tránh nói về người ấy hoặc mối quan hệ của hai người với bạn bè, gia đình
- Cảm thấy bị cô lập khỏi gia đình và bạn bè
- Cảm thấy thật khó khăn khi đưa ra các quyết định
- Cảm thấy vô vọng và không còn hứng thú với những hoạt động mà mình từng rất thích
Cách đối phó với gaslighting
- Xác nhận tình trạng gaslighting: Bạn hãy cố gắng làm rõ ai đang muốn thao túng bạn và cách họ thực hiện hành vi này. Bạn cũng hãy ghi chú lại những lần mình tự nghi ngờ bản thân để nhận ra hiện tượng gaslighting.
- • Dành thời gian để thiền: Thiền sẽ giúp bạn giữ được chính kiến và quan điểm của mình mỗi khi bạn nghi ngờ bản thân.
- • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Bạn có thể nói chuyện với bạn bè hoặc thành viên gia đình mà mình tin tưởng. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhà trị liệu hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Khi đã nhận ra mình bị gaslighting, bạn cũng có thể tự giúp bản thân bằng cách mở rộng kiến thức và khả năng nhận thức của bản thân.
Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh