Việt Class
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog
Việt Class

Tips sử dụng và quản lý PO hiệu quả cho doanh nghiệp

Đặng NhậtBởi Đặng Nhật
18/12/2021
Trong Kiến thức, Kỹ năng
0
Purchase Order

Mục Lục

  • PO là gì?
  • Ý nghĩa của PO là gì?
  • Nội dung chính của PO
  • Sự khác nhau giữa Invoice và PO là gì?
  • Quy trình sử dụng PO
  • Làm thế nào để quản lý PO hiệu quả?

PO là gì?

po là gì

PO (Purchase Order) là khái niệm về đơn đặt hàng.

Đây là một tài liệu thương mại được gửi từ người mua đến nhà cung cấp để ủy quyền cho phép mua hàng.

Đơn đặt hàng là một hợp đồng ràng buộc chính thức để mua hàng hóa hoặc dịch vụ.

Đơn đặt hàng phải bao gồm tất cả các chi tiết về giao dịch của doanh nghiệp, bao gồm giá trên mỗi đơn vị mà 2 bên mua bán đã đàm phán cũng như số lượng của từng mặt hàng được mua, bao gồm các chi tiết như kiểu dáng, màu sắc,…

Nhiều đơn đặt hàng cũng chính thức hóa các điều khoản thanh toán và vận chuyển.

Mỗi đơn đặt hàng nên được đánh số duy nhất để việc theo dõi các khoản thanh toán trong tương lai được dễ dàng hơn và khớp với hồ sơ vận chuyển.

Ý nghĩa của PO là gì?

Là một chứng từ quan trọng, PO mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp.

Đây được xem là tài liệu dùng để kiểm tra cũng như đánh giá các vấn đề liên quan tới đơn hàng.

Ví dụ,

hợp đồng sau khi đã được 2 bên ký kết thì PO sẽ bao gồm số lượng hàng hóa, giá cả, điều khoản, tình trạng thanh toán cũng như nhiều điều kiện khác. Mục đích chính của tạo PO chính là tìm các dịch vụ và vật phẩm để các giao dịch hàng ngày trở nên thuận tiện hơn.

PO cho phép người mua hàng làm rõ mọi nhu cầu, mong muốn của họ thông qua nhà cung cấp.

Cả 2 bên có thể sử dụng chúng trong các trường hợp đơn đặt hàng không được giao như đã trao đổi.

Cung cấp các tài liệu chính thức về việc giao hàng cũng như tình trạng giao hàng cho các nhóm mua sắm, tài chính và vận hành.

Khi một đơn hàng được tạo, chi phí sẽ được thiết lập, từ đó bạn sẽ có thể đánh giá và đưa ra kế hoạch chi tiêu phù hợp hơn.

PO mang tính ràng buộc về mặt pháp lý trong trường hợp không có hợp đồng chính thức.

Khi này, PO có thể trở thành tài liệu mang tính pháp lý khi được nhà cung cấp chấp nhận.

Cùng với đó, PO cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp quá trình kiểm toán suôn sẻ hơn khi bạn đảm bảo về quá trình phát hành, xử lý cũng như ghi đơn đặt hàng.

Nội dung chính của PO

invoice

Để đảm bảo tính rõ ràng, dễ hiểu cũng như đầy đủ thông tin cần thiết cho quá trình đặt hàng, mua hàng, một PO sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

  • Số PO
  • Ngày lập PO
  • Người bán/ người mua: Tên, thông tin liên hệ
  • PIC
  • Mô tả về hàng hóa/ sản phẩm
  • Số lượng hàng hóa/ sản phẩm
  • Thông số kỹ thuật của sản phẩm
  • Đơn giá
  • Tổng giá trị hợp đồng
  • Điều khoản thanh toán
  • Điều kiện giao hàng
  • Các điều kiện đặc biệt như Discount, FOC,…
  • Chữ ký của bên mua và bên bán

Sự khác nhau giữa Invoice và PO là gì?

Invoice còn được hiểu là hóa đơn, là loại chứng từ được xuất khi mua, bán hàng hóa.

Nhiều ý kiến cho rằng PO cũng là một dạng hóa đơn, tuy nhiên trên thực tế, 2 khái niệm này không giống nhau và được nhận định rõ ràng qua một số vấn đề sau:

  • Đơn đặt hàng (PO) sẽ được bên mua hàng chuẩn bị khi cần đặt hàng các loại hàng hóa, dịch vụ. Trong khi đó, hóa đơn lại được tạo bởi bên bán hàng với mục đích là lưu trữ giao dịch mua/ bán đã diễn ra và yêu cầu thanh toán khi các mặt hàng đã được xuất kho.
  • Đơn đặt hàng sẽ được gửi cho bên bán và hóa đơn thì được gửi lại cho bên mua.
  • PO chỉ được tạo khi bên mua có nhu cầu đặt hàng. Còn hóa đơn sẽ được tạo khi bên mua đã thực hiện thành công việc mua hàng. Hóa đơn sẽ được xuất tự động và quản lý công nợ trên các phần mềm quản lý hóa đơn.
  • PO thường yêu cầu rõ về các thông tin bắt buộc trong hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ.
  • Trong khi đó, các hóa đơn sẽ thường chỉ dùng để xác nhận quá trình bán hàng cũng như lưu trữ chứng từ để phục vụ quá trình kết toán.

Quy trình sử dụng PO

Tùy vào từng loại hình kinh doanh mà quy trình mua hàng bằng PO sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, thông thường các bước sử dụng và tạo PO sẽ diễn ra theo quy trình như sau:

Bước 1: Bên mua hàng tìm hiểu và quyết định mua một sản phẩm, dịch vụ bất kỳ cho doanh nghiệp.

Bước 2: Bên mua hàng sẽ xuất PO cho bên bán để bắt đầu quá trình mua hàng.

Bước 3: Bên bán hàng sẽ nhận PO và xác nhận với bên mua hàng xem có thể đáp ứng được điều kiện đặt hàng hay không. Nếu bên bán không thể thực hiện được yêu cầu của bên mua thì PO sẽ bị hủy.

Bước 4: Nếu bên bán xác nhận thực hiện giao dịch thì bên mua sẽ chuẩn bị các đơn hàng dựa trên lượng đơn hàng trong kho hoặc lên lịch sản xuất để đảm bảo khả năng cung cấp đầy đủ số hàng theo đúng tiến độ mà bên mua đã yêu cầu.

Bước 5: Sau khi đã sản xuất đủ số lượng đơn hàng, bên bán có thể nhờ một đơn vị chuyên về vận tải – logistic cung cấp dịch vụ vận chuyển với số lượng PO mà bên mua hàng đã gửi đến.

Bước 6: Bên bán hàng lập hóa đơn cho đơn đặt hàng. Trong đó có sử dụng số PO mà bên mua gửi để đảm bảo tính chính xác cũng như khả năng kiểm tra chéo thông tin giao hàng một cách nhanh nhất.

Bước 7: Bên mua hàng sau khi kiểm tra hàng hóa sẽ thực hiện quá trình thanh toán theo các điều khoản trong đơn đặt hàng cho bên bán.

Làm thế nào để quản lý PO hiệu quả?

  • Quản lý nhà cung cấp mà doanh nghiệp của bạn đã từng đặt hàng.
  • Hồ sơ nhà cung cấp cần đảm bảo tính rõ ràng, dễ tiếp cận cũng như hợp lý hóa các hoạt động mua sắm. Điều này sẽ giúp việc lựa chọn nhà cung cấp trở nên dễ dàng và chính xác nhất.
  • Tạo dựng các hạn chế về chi phí liên quan đến ngân sách bằng việc phân loại sản phẩm, dịch vụ cần thiết để bổ sung hàng tồn kho cũng như tách các khoản mua thành nhiều danh mục.
  • Triển khai hệ thống phê duyệt mua hàng để có thể kiểm soát vấn đề chi phí cũng như ngăn ngừa quản lý tài chính yếu kém. Triển khai quy trình phê duyệt đúng cách sẽ giúp bạn có thể ngăn chặn việc mua hàng không đạt yêu cầu, đặc biệt là trong trường hợp đơn đặt hàng trùng lặp được đặt cho cùng một sản phẩm.
  • Đưa ra các đề mục cần kiểm tra để đánh giá và đảm bảo chất lượng, giúp duy trì dữ liệu chính xác của các đơn đặt hàng. Từ đó, giảm thiểu sai sót và đảm bảo tất cả các chi tiết đều được điền chính xác, bao gồm cả các thông tin quan trọng như số lượng mua, giá cả hay chi tiết vận chuyển cung như các khoản thuế đánh vào hàng hóa của bạn.

Trên đây là một số thông tin mà Vietclass tìm hiểu được và tổng hợp được từ nhiều nguồn, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị !

Xem thêm các kiến thức bổ ích khác tại đây !

Người viết: Quang Nhật

Nguồn: Tổng hợp và chỉnh sửa

Bài Viết Trước

5 loại vitamin và chất bổ sung bạn không nên dùng

Bài Viết Tiếp Theo

Nghệ thuật nghỉ ngơi để bạn sẽ năng suất trở lại

Bài Viết Tiếp Theo
Nghệ thuật nghỉ ngơi để bạn sẽ năng suất trở lại

Nghệ thuật nghỉ ngơi để bạn sẽ năng suất trở lại

Bài Viết Mới

TOP 5+ Trung Tâm Tư Vấn Du Học Chất Lượng Tại An Giang

TOP 4+ Trung Tâm Tư Vấn Du Học Tại tỉnh Bạc Liêu Uy Tín Nhất

17/12/2021
5 cách để bạn có thể giúp đỡ một người đang bị trầm cảm

5 cách để bạn có thể giúp đỡ một người đang bị trầm cảm

11/12/2021
Top 8 trung tâm tin học tốt nhất tại Biên Hòa, Đồng Nai

Top 8 trung tâm tin học tốt nhất tại Biên Hòa, Đồng Nai

12/11/2021
Top 9 Lợi Ích Sức Khỏe Đáng Ngạc Nhiên Của Đinh Hương

Top 9 Lợi Ích Sức Khỏe Đáng Ngạc Nhiên Của Đinh Hương

22/01/2022
8 bí mật về ngôn ngữ cơ thể tự tin sẽ giúp bạn quyết đoán hơn

6 mẹo để kết bạn mới và thử các hoạt động mới

28/12/2021
6 Địa chỉ dạy nghề nail tại Lạng Sơn đáng chú ý nhất năm 2022

10 Địa chỉ dạy nghề nail tại Kiên Giang không thể bỏ qua

06/01/2022

Đây là blog cá nhân mọi bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với việc sử dụng các thông tin trên website. Xem thêm

Liên hệ
  • Booking bài viết
  • Mua website
Chuyên mục
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • E-learning
  • Ngoại ngữ
Tag khóa học
  • Kinh doanh – Khởi nghiệp
  • Phát triển bản thân
  • Phong cách sống
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Ngoại ngữ
  • Marketing
  • Bán hàng
  • Thiết kế
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog

Copyright 2021. ATP.