Việt Class
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog
Việt Class

Mách bạn lợi ích sức khỏe hàng đầu của cây đinh lăng

Nguyen ToanBởi Nguyen Toan
18/02/2022
Trong Kiến thức
0
Mách bạn lợi ích sức khỏe hàng đầu của cây đinh lăng

Tác dụng phụ của đinh lăng

Lợi ích của đinh lăng như một loại thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận, lợi sữa, điều kinh, làm co rút tử cung. Ngoài ra còn dùng chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ. Loài cây này còn được so sánh với tác dụng giống như nhân sâm. Hôm nay hãy cùng Vietclass thảo luận kỹ hơn về lợi ích của đinh lăng nhé.

Mục Lục

  • Cây đinh lăng là gì?
  • Lợi ích của cây đinh lăng
    • Dùng làm thuốc bổ, chữa bệnh – Lợi ích của đinh lăng
    • Tốt cho não – Lợi ích của đinh lăng
    • Giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ
    • Chữa mẩn ngứa do dị ứng – Lợi ích của đinh lăng
    • Chữa đau tử cung, rối loạn kinh nguyệt
    • Chữa mất ngủ, giúp an thần, giảm đau đầu – Lợi ích của đinh lăng
    • Lợi ích khác – Lợi ích của đinh lăng
  • Tác dụng phụ của đinh lăng
  • Tạm kết

Cây đinh lăng là gì?

Trong dân gian có nhiều loại cây có tên Đinh lăng, tuy nhiên loại dùng làm thuốc là đinh lăng lá nhỏ hay còn gọi là cây gỏi cá. Những loại cây sau cũng có tên tương tự nhưng không được dùng làm thuốc:

  • Loại lá tròn: lá kép có 3 lá nhỏ hình tròn, đầu tù.
  • Loại lá to hay đinh lăng lá ráng: Lá kép có 11 – 13 lá nhỏ, hình mác có răng cưa to và sâu.
  • Đinh lăng trổ hoặc đinh lăng viền bạc
Cây đinh lăng là gì?

Trong dân gian thường thấy người ta dùng lá cây Đinh lăng, tuy nhiên bộ phận dùng đúng là rễ đã phơi hay sấy khô. Thu hoạch rễ vào mùa thu đông sau khi cây trồng trên 5 năm, vào mùa này rễ cây mềm và chứa nhiều hoạt chất. Đào lấy rễ, rửa sạch, bóc lấy vỏ rễ, thái lát, phơi khô ở chỗ mát để giữ nguyên tính chất. Sau khi phơi khô, rễ cong queo, thường được thái thành các lát mỏng.

Lợi ích của cây đinh lăng

Dùng làm thuốc bổ, chữa bệnh – Lợi ích của đinh lăng

Vị thuốc Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ. Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú.

Rễ của cây đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữa sau sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương (giã đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng.

Tốt cho não – Lợi ích của đinh lăng

Dung dịch cao Đinh lăng có tác dụng:

  • Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta; tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng
  • Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ
  • Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.

Dưới tác dụng của cao Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

Tốt cho não – Lợi ích của đinh lăng

Bột rễ đinh lăng giúp khả năng chịu đựng, sức dẻo dai của họ tăng lên đáng kể. Bột rễ hay dịch chất rễ Đinh Lăng có khả năng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nóng ẩm, tốt hơn Vitamin C và chè giải nhiệt. Đó là tác dụng làm tăng lực của cây thuốc này.

  • Dịch chiết rễ và bột rễ Đinh Lăng có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.
  • Nước sắc, rượu lá Đinh Lăng có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột. Nên các chế phẩm đó có tác dụng chống tiêu chảy, nhất là trên gia súc.

Giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ

Sau khi sinh, cơ thể chị em thường yếu đi, cơ thể hư hao đáng kể nên cần được bồi bổ để phục hồi sức khỏe. Có thể uống nước lá đinh lăng hoặc dùng lá đinh lăng nấu canh lấy nước uống để cơ thể tăng cường hấp thụ dưỡng chất.

Chữa mẩn ngứa do dị ứng – Lợi ích của đinh lăng

Chữa mẩn ngứa do dị ứng – Lợi ích của đinh lăng

Với người có cơ địa dị ứng hoặc có dấu hiệu dị ứng có thể dùng nước lá đinh lăng để ngăn ngừa tình trạng này. Bởi lẽ như đã đề cập, công dụng chính của lá đinh lăng chính là chống dị ứng và giải độc thức ăn.

Chữa đau tử cung, rối loạn kinh nguyệt

Không chỉ giúp lưu thông tuyến sữa, việc uống nước lá đinh lăng còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ lưu thông khi huyết, chữa rối loạn kinh nguyệt, giúp ổn định đường huyết. Nước lá đinh lăng cũng giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các cơn đau vùng bụng và cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh.

Chữa mất ngủ, giúp an thần, giảm đau đầu – Lợi ích của đinh lăng

Trong lá đinh lăng có chứa saponin và rất nhiều thành phần quan trọng khác. Dược tính của lá có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não. Điều này tác động rất tốt lên hệ thần kinh.

Chữa mất ngủ, giúp an thần, giảm đau đầu – Lợi ích của đinh lăng

Bên cạnh đó lá đinh lăng cũng có công dụng tăng cường sức đề kháng, an thần và thông kinh lạc… Sử dụng lá đinh lăng giúp người bệnh an thần, ngủ ngon giấc và sâu giấc hơn. Đối với người bệnh có triệu chứng đau đầu thì lá đinh lăng có thể phát huy công dụng giảm đau, cải thiện tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, khi thức dậy, người dùng còn cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo.

Lợi ích khác – Lợi ích của đinh lăng

  • Chữa cơ khớp sưng đau và vết thương do té ngã
  • Chữa tắc tia sữa, căng vú sữa cho mẹ sau sinh
  • Trị đau lưng mỏi gối và đau nhức cơ thể do phong tê thấp
  • Giảm giật mình khi đang ngủ ở trẻ em

Tác dụng phụ của đinh lăng

Mặc dù đây là một loại dược liệu ít độc nhưng nếu bạn lạm dụng sử dụng quá mức, vẫn có thể gây ngộ độc. Dễ thấy nhất là xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng.

Trong rễ cây đinh lăng lại có chứa nhiều saponin. Loại chất này có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Dùng cây đinh lăng liều cao có thể gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.

Tác dụng phụ của đinh lăng

Với trẻ em, chỉ có thể sử dụng lá cây đinh lăng ngoài da, phơi khô để dưới gối cho trẻ và nhất định không cho trẻ uống loại nước lá này. Không dùng nước lá cây đinh lăng cho phụ nữ mang thai ba tháng đầu. Dù chưa có nghiên cứu nào cho thấy phụ nữ mang thai không được uống nhưng để đảm bảo an toàn thì tốt nhất không nên sử dụng tùy tiện.

Tạm kết

Trên đây Vietclass đã cùng bạn tìm hiểu về lợi ích của đinh lăng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn biết thêm về lợi ích của đinh lăng nào khác thì hãy để lại chia sẻ và cảm nghĩ ở dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

Xem thêm: Top 10+ Lợi Ích Sức Khỏe Của Thì Là Mà Bạn Có Thể Bỏ Qua

Tổng hợp: Ngọc Toản

Bài Viết Trước

Top 10+ Lợi Ích Sức Khỏe Của Thì Là Mà Bạn Có Thể Bỏ Qua

Bài Viết Tiếp Theo

7 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Vỏ Dưa Hấu Mà Bạn Nên Biết

Bài Viết Tiếp Theo
7 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Vỏ Dưa Hấu Mà Bạn Nên Biết

7 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Vỏ Dưa Hấu Mà Bạn Nên Biết

Bài Viết Mới

Top 10++ Lợi Ích Đáng Ngạc Nhiên Của Tinh Dầu Thì Là

11 Loại Tinh Dầu Tốt Nhất Cho Giấc Ngủ Có Thể Bạn Chưa Biết

28/02/2022
6 lời khuyên để thể hiện lòng từ bi của bản thân

6 lời khuyên để thể hiện lòng từ bi của bản thân

28/12/2021
TOP 4 Trung tâm đào tạo lái xe tại Tiền Giang uy tín nhất

TOP 3 Trung tâm đào tạo lái xe tại Hậu Giang tốt nhất hiện nay

11/12/2021
6 bước để tìm một nghề nghiệp mà bạn thực sự yêu thích

6 bước để tìm một nghề nghiệp mà bạn thực sự yêu thích

13/12/2021
Bí kíp khắc phục Lỗi 502 Bad Gateway nhanh và hiệu quả nhất

Bí kíp khắc phục Lỗi 502 Bad Gateway nhanh và hiệu quả nhất

25/12/2021
TOP 4 trường cao đẳng tại Vĩnh Long đang được quan tâm nhất hiện nay

TOP 4 trường cao đẳng tại Vĩnh Long đang được quan tâm nhất hiện nay

14/12/2021

Đây là blog cá nhân mọi bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với việc sử dụng các thông tin trên website. Xem thêm

Liên hệ
  • Booking bài viết
  • Mua website
Chuyên mục
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • E-learning
  • Ngoại ngữ
Tag khóa học
  • Kinh doanh – Khởi nghiệp
  • Phát triển bản thân
  • Phong cách sống
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Ngoại ngữ
  • Marketing
  • Bán hàng
  • Thiết kế
  • Kiến thức
  • Kỹ năng
  • Marketing
  • Du học
  • Đầu tư
  • Blog

Copyright 2021. ATP.