Mô hình SCOR cho phép thiết lập chiến lược về chi phí, tối ưu thời gian sản xuất cùng Vietclass xem các yếu tố ấy là gì ?
“SCOR là mô hình triển vọng nhất trong việc ra quyết định chiến lược chuỗi cung ứng” (Huan et al., 2004).
Mục Lục
1. Bối cảnh sử dụng SCOR model
Sự phát triển của mô hình tham chiếu vận hành chuỗi cung ứng (SCOR Model) đã mở ra một chương mới cho việc quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.
Áp dụng mô hình SCOR, các doanh nghiệp có thể thiết lập chiến lược về chi phí, tối ưu thời gian sản xuất và cải thiện khả năng đáp ứng của chuỗi cung ứng một cách toàn vẹn nhờ vào tính hệ thống chặt chẽ về quy trình chuỗi cung ứng (Kamah, 2012).
2. Thuộc tính hiệu suất (Performance attributes)
Thuộc tính hiệu suất là một nhóm hoặc phân loại các chỉ số được sử dụng để thể hiện một chiến lược cụ thể.
Bản thân một thuộc tính không thể được đo lường; nó được sử dụng để thiết lập định hướng chiến lược.
Ví dụ: “Sản phẩm X cần dẫn đầu cạnh tranh về độ tin cậy” và “Thị trường A yêu cầu công ty phải nằm trong số 10 nhà sản xuất nhanh nhẹn hàng đầu“.
Như vậy, thuộc tính hiệu suất ở đây là “độ tin cậy” và “nhanh nhẹn”. Mô hình SCOR xác định năm thuộc tính hiệu suất như sau:
- Độ tin cậy (Reliability)
- Khả năng đáp ứng (Responsiveness)
- Độ linh động (Agility)
- Chi phí (Cost)
- Độ hiệu quả quản lý tài sản (Asset Management Efficiency (‘Assets’))
2.1 Độ tin cậy (Reliability)
Thuộc tính này tập trung vào khả năng dự đoán kết quả của một quá trình trong việc làm hài lòng khách hàng.
Ví dụ: thời gian giao hàng theo hợp đồng mua bán giữa công ty A với công ty B là ngày 15/9/2021.
Nếu công ty A giao hàng đúng hẹn thì độ tin cậy sẽ là 100%, nếu công ty A giao hàng trễ hẹn hoặc sớm hơn dự tính thì độ tin cậy sẽ <100%.
Các chỉ số tiêu biểu cho thuộc tính độ tin cậy bao gồm:
- Đúng giờ;
- Đúng số lượng;
- Đúng chất lượng.
Chỉ số hiệu suất chính SCOR (Key Performance Indicator – KPI) hay chỉ số cấp 1 cho thuộc tính Độ tin cậy:
- Perfect Order Fulfillment
2.2 Khả năng đáp ứng (Responsiveness)
Thuộc tính Khả năng đáp ứng (Responsiveness) mô tả tốc độ thực hiện các tác vụ kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một ví dụ về chỉ số Khả năng đáp ứng chính là thời gian chu kỳ (Cycle Time).
Chỉ số hiệu suất chính SCOR (Key Performance Indicator – KPI) hay chỉ số cấp 1 cho thuộc tính Khả năng đáp ứng:
- Order Fulfillment Cycle Time
2.3 Độ linh động (Agility)
Thuộc tính linh động mô tả khả năng phản ứng với các tác động bên ngoài; khả năng và tốc độ thay đổi của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu từ thị trường.
Chỉ số hiệu suất chính SCOR (key performance indicator – KPI) hay chỉ số cấp 1 cho thuộc tính Độ linh động:
- Flexibility;
- Adaptability;
- Value-at-Risk.
2.4 Chi phí (Cost)
Thuộc tính chi phí mô tả chi phí vận hành quy trình của chuỗi cung ứng.
Sự tối ưu về chi phí mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp, cụ thể là nhân sự công ty và các cổ đông.
Chi phí điển hình bao gồm chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí vận chuyển.
Chỉ số hiệu suất chính SCOR (Key Performance Indicator – KPI) hay chỉ số cấp 1 cho thuộc tính Chi phí:
- Total Cost to Serve
2.5 Độ hiệu quả quản lý tài sản (Asset Management Efficiency )
Thuộc tính Hiệu quả quản lý tài sản (‘Assets’) mô tả khả năng sử dụng hiệu quả tài sản của ban quản trị nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các chiến lược quản lý tài sản trong chuỗi cung ứng bao gồm giảm hàng tồn kho và sử dụng nguồn lực nội tại thay vì thuê ngoài.
Các chỉ số liên quan đến độ hiệu quả trong quản lý tài sản bao gồm:
- Số ngày tồn kho (Inventory days of supply);
- Mức sử dụng công suất (capacity utilization).
Chỉ số hiệu suất chính SCOR (Key Performance Indicator – KPI) hay chỉ số cấp 1 cho thuộc tính Độ hiệu quả quản lý tài sản:
- Cash-to-Cash Cycle Time;
- Return on Fixed Assets.
Xem thêm tại đây