CIT là gì? Đây là một thuật ngữ tiếng anh được sử dụng khá phổ biến trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Và hầu như tất cả các doanh nghiệp trong hay ngoài nước đều hiểu về độ quan trọng của CIT. Cùng Vietclass tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây ngay nhé!
Mục Lục
CIT là gì?
Trong doanh nghiệp
CIT là viết tắt của từ Corporate Incomes Tax, có nghĩa là Thuế doanh nghiệp hay Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Đây chính là loại thuế mà tất cả các tổ chức, doanh nghiệp khi đầu tư, kinh doanh tạo ra lợi nhuận, doanh thu chịu thuế sẽ phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Khoản thuế này sẽ được tính trên cơ sở thu nhập của doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh tại một thời điểm nhất định.
Trong các ngành kinh tế khác
Ngoài ý nghĩa trên, Thuật ngữ CIT còn được sử dụng để giải thích trong một số ngành kinh tế khác. Có thể kể đến như:
- Counselor in Training (Tư vấn viên trong đào tạo)
- Crisis Intervention Team (Nhóm can thiệp khủng hoảng)
- Carnegie Institute of Technology (Viện công nghệ Carnegie)
- …
Tuy nhiên, hầu như thuật ngữ CIT đều được sử dụng để chỉ Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tại sao các doanh nghiệp phải nộp thuế CIT?
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp với các mục đích sau:
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nằm dưới sự bảo trợ và điều hành của cơ quan nhà nước. Cùng với đó, cơ quan nhà nước cũng sẽ tạo các điều kiện để doanh nghiệp hoạt động tốt, phát triển, ngăn ngừa các hành động xấu ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần đóng thuế thu nhập để cơ quan nhà nước duy trì hoạt động điều hành cũng như hỗ trợ thông qua các chính sách, quy định.
- Doanh nghiệp sẽ đóng thuế thu nhập dựa trên các khoản thu của mình để làm căn cứ xác định hiệu quả kinh doanh của chính doanh nghiệp đó và nền kinh tế
- Việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp là một cách thức để nhà nước kiểm soát và điều tiết mọi khoản thu nhập doanh nghiệp khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Tránh các trường hợp tiêu cực của cá nhân hay tổ chức làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nền kinh tế.
- Thuế doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động với tình hình kinh tế của Việt Nam nói riêng và Quốc tế nói chung. Nó tạo ra sự cân bằng giữa các doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là một nguồn thu giúp gia tăng ngân sách nhà nước.
Vai trò của CIT
CIT là công cụ giúp nhà nước điều khiển nền kinh tế vĩ mô. Với các quy định và áp dụng chung về thuế thu nhập cho mỗi doanh nghiệp tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ngoài ra, Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) còn là một công cụ giúp nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội. Đối với những doanh nghiệp có thu nhập càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều. Nhà nước có thể dùng nguồn thuế đã thu vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ lại các doanh nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng… Nhằm phát triển kinh tế.
Với các chính sách ưu đãi về thuế sẽ thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài. Việc nộp thuế doanh nghiệp có thể có lợi hơn cho chủ doanh nghiệp so với việc nộp thêm thuế thu nhập cá nhân. Tờ khai thuế doanh nghiệp khấu trừ bảo hiểm y tế cho gia đình cũng như các khoản trợ cấp khác, bao gồm các kế hoạch hưu trí và ủy thác được hoãn thuế. Một công ty cũng dễ dàng hơn trong việc khấu trừ các khoản lỗ.
Đặc điểm của CIT
Thuế doanh nghiệp – CIT – Có 4 đặc điểm như sau.
Đối tượng đóng thuế thu nhập CIT
Các đối tượng phải đóng thuế thu nhập DN là:
- Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Các doanh ngiệp nước ngoài, có thu nhập tại Việt Nam nhưng lại không có cơ sở cư trú kinh doanh tại Việt Nam
- Các doanh nghiệp được thành lập theo luật hợp tác xã
- Các tổ chức nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Bất kỳ các tổ chức nào khác tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
- Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ.
CIT là loại thuế trực thu
Thuế doanh nghiệp còn được gọi là khoản thuế trực thu do đó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Đây không chỉ là nguồn cung cấp ngân sách chính cho đất nước mà còn là công cụ kinh tế vĩ mô điều tiết mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Việc quản lý thuế khó khăn
Thuế thu nhập DN đến từ rất nhiều nguồn khác nhau chính vì vậy, việc kiểm soát và truy thu loại thuế này rất khó khăn. Không những thế nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có các hành vi tránh thuế, trốn thuế, gian lận về thuế ngày một tinh vi và phức tạp. Nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, làm giảm nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Quan hệ về thuế thu nhập
Thuế thu nhập được quy định, điều chỉnh dựa theo nguồn luật từ những văn bản pháp luật quy phạm về thuế quốc gia cùng văn bản quy phạm pháp luật thuế của quốc tế.
Những Quy định về CIT
Thông tư hướng dẫn của Nhà nước
Các thông tư hướng dẫn của nhà nước về CIT
- Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC: hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp/
- Thông tư 78/2014/TT-BTC: hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thông tư 96/2015/TT-BTC: hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của bộ tài chính.
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính: Doanh nghiệp không phải lập tờ khai thuế TNDN tạm tính, chỉ cần dựa trên kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tính ra số tiền tạm nộp chậm nhất vào ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Quyết toán thuế TNDN: Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Từ 01/07/2020, theo Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 thì thời hạn hồ sơ quyết toán thuế TNDN chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp | = | (Thu nhập tính thuế | – | Phần trích lập quỹ KH&CN) | x | Thuế suất | |||||
TN tính thuế | = | TN chịu thuế | – | (TN miễn thuế + | Các khoản lỗ được kết chuyển) |
TN chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Khoản thu nhập khác
- Các doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% tổng thu nhập
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là từ 32-50%.
- Doanh nghiệp thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm như vàng, bạc, kim cương, đá quý… là 50%. Nếu các mỏ khai thác nằm ở nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì thuế suất được điều chỉnh là 40%.
- Các doanh nghiệp có lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ sẽ được miễn tính thuế đối với phần trích ra để lập quỹ.
Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào theo tháng hoặc năm
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo tháng, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo năm, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên năm sau.
Tạm kết
Như vậy, với những kiến thức mà Vietclass đã chia sẻ qua bài viết trên đã giúp các bạn cũng đã hiểu CIT là gì cũng như hiểu rõ hơn các tính chất, đặc điểm liên quan đến thuế thu nhập DN. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Trên đây là một số thông tin mà Vietclass đã tìm hiểu và tổng hợp được từ nhiều nguồn, chúc bạn đọc có một trải nghiệm đọc thú vị!
Tổng hợp và chỉnh sửa: Quang Nhật