Phân tích SWOT là một trong những bước đầu cơ bản để phân tích các yếu tố để thiết lập kế hoạch kinh doanh, marketing hiệu quả. Cùng Vietclass.vn tìm hiểu SWOT là gì và ứng dụng của SWOT thông qua bài viết này.
Mục Lục
Phân tích SWOT là gì?
SWOT (SWOT analysis) là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh đại diện cho 4 bước xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh dựa trên việc đánh giá 4 yếu tố :
Strengths(điểm mạnh) :Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
Weaknesses(điểm yếu): Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
Opportunities(cơ hội): Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.
Threats(thách thức): Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.
Trong đó Điểm mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý. Gọi là yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi.
Còn Cơ hội và Thách thức là hai yếu tố bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được.
Tại sao phải phân tích SWOT?
Phân tích ma trận hay sơ đồ SWOT trong mọi ngành nghề kinh doanh hay một dự án nào đó giúp mọi người hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức có nguy cơ đối mặt.
Nhờ vào mô hình SWOT, nhà phân tích sẽ tối ưu được mục tiêu, tập trung nâng cao thế mạnh. Đồng thời, không ngừng khắc phục điểm yếu.
Ma trận SWOT cũng giúp định hình rõ ràng hơn cơ hội. Việc nắm bắt tốt cơ hội sẽ khiến quá trình đạt đến thành công nhanh hơn.
Ngoài ra việc xác định đúng nguy cơ luôn rất cần thiết để loại bỏ vật cản trên con đường thực thi một chiến dịch nào đó.
Các bước xây dựng mô hình SWOT
Strength – Điểm mạnh
Yếu tố đầu tiên của phân tích SWOT là Strength, tức Điểm mạnh, bao gồm các phần được liệt kê trong ảnh sau:

Yếu tố này giải quyết những điều mà doanh nghiệp đặc biệt làm tốt, chẳng hạn như môi trường làm việc tốt, hay ý tưởng bán hàng độc đáo, hay nguồn nhân lực tuyệt vời, bộ máy lãnh đạo xuất sắc,..
Bằng cách liệt kê những câu hỏi xoay quanh thế mạnh của doanh nghiệp như:
- Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành như thế nào?
- Đặc tính thương hiệu (brand attribute) thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
- Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?
- Hay những tài nguyên nào chỉ bạn có mà đối thủ thì không?
Weakness – Điểm yếu

Tương tự, vài câu hỏi giúp bạn tìm ra điểm yếu:
- Khách hàng của bạn không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Những vấn đề hoặc khiếu nại thường được đề cập trong các review đánh giá về doanh nghiệp bạn là gì?
- Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn hoặc không thực hiện/không hoàn thành giao dịch?
- Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì?
- Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
- Những tài nguyên nào mà đối thủ có mà bạn thì không?
Opportunity – Cơ hội

Doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đến từ:
- Xu hướng trong công nghệ và thị trường
- Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn
- Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …
- Sự kiện địa phương
- Xu hướng của khách hàng
Một số câu hỏi gợi ý bao gồm:
- Làm thế nào để có thể cải thiện quy trình bán hàng/hỗ trợ khách hàng hiện có hay hỗ trợ khách hàng tiềm năng?
- Những kiểu truyền thông nào sẽ thúc đẩy chuyển đổi khách hàng?
- Làm thế nào để có thể tìm kiếm nhiều hơn nữa những Guru trong ngành ủng hộ thương hiệu?
- Phương pháp tối ưu quy trình làm việc liên phòng ban hiệu quả hơn là gì?
- Có ngân sách, công cụ hoặc tài nguyên nào khác mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết mức hay không?
- Hay, những kênh quảng
Threat – Thách thức

Có nhiều Thách thức tiềm tàng mà doanh nghiệp phải đối mặt, mà không thể lường trước được.
Tổng hợp và bổ sung: Lê Phạm Thục Oanh